Mẫu hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài

doc4 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC............. Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm............, tại Chúng tôi gồm: 1- (tên doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam) sau đây gọi chung là doanh nghiệp Đại diện là Ông (bà): - Chức vụ: - Địa chỉ cơ quan: - Điện thoại: 2- (Họ và tên người lao động) Sinh ngày Địa chỉ trước khi đi: Số chứng minh nhân dân ngày cấp Nơi cấp: Nghề nghiệp trước khi đi: Số hộ chiếu: ngày cấp Khi cần báo tin cho Địa chỉ: HAI BÊN THỎA THUẬN VÀ KÝ KẾT THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG SAU ĐÂY Điều 1: Điều khoản chung Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại..................theo hợp đồng cung ứng lao động ngày ...... tháng ...... năm............ký kết giữa doanh nghiệp và ............. (Đối tác nước ngoài) với thời hạn và công việc như sau: - Thời hạn làm việc ở nước ngoài , tính từ ngày: - Loại công việc: - Nơi làm việc (nhà máy, công trường, trường học, viện điều dưỡng, tàu vận tải, tàu đánh cá,...): , địa chỉ: - Người sử dụng lao động: Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động: a) Trước khi đi làm việc ở nước ngoài: 1- Đã tham gia khóa đào tạo – giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài, kiểm tra đạt kết quả và được cấp chứng chỉ. 2- Làm đủ hồ sơ đi làm việc tại nước ngoài theo quy định tại điểm 2 Mục IV Thông tư số 22/2003/TT-BLĐTBXH ngày 13-10-2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 17-7-2003 của Chính phủ. 3- Nộp cho doanh nghiệp các khoản tiền sau: + Tiền đặt cọc: + Tiền mua 1 vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc: + Lệ phí sân bay: + Lệ phí vi sa: + Phí môi giới, tư vấn (nếu có) + Phí dịch vụ xuất khẩu lao động (thu trước): + Tiền đóng bảo hiểm xã hội (đối với người tham gia bảo hiểm xã hội) + Các chi phí khác (nếu có thì ghi cụ thể từng khoản): b) Trong thời gian làm việc ở nước ngoài: 1- Ký và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 2- Thời gian thử việc (nếu có): (chế độ và trách nhiệm trong thời gian thử việc) 3- Thời gian làm việc (giờ/ngày, số ngày làm việc trong tuần, các ngày nghỉ): 4- Tiền lương cơ bản: 5- Các khoản thu nhập khác (ghi rõ mức được trả): - Tiền làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ: - Tiền thưởng (nếu có): - Các khoản khác (nếu có): 6- Phương thức chi trả (trả hàng tháng, mấy lần trong tháng, ở đâu): 7- Điều kiện sinh hoạt, ăn, ở (ghi rõ điều kiện cụ thể, ai chịu chi phí về chỗ ở, tiền ăn): 8- Các chế độ bảo hiểm người lao động được hưởng (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội): 9- Trường hợp ốm đau, chết (chế độ, trách nhiệm giải quyết): 10- Trang thiết bị bảo hộ lao động: 11- Chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc (ghi rõ ai chi phí): 12- Chi phí vé máy bay về nước (ghi rõ ai chịu và trong trường hợp nào): 13- Các khoản trích nộp từ tiền lương, thu nhập (ghi cụ thể từng khoản, mức và phương thức nộp): 14- Nghĩa vụ chấp hành các quy định (pháp luật, phong tục tập quán nước đến alm2 việc; nội quy, quy chế, chế độ làm việc của doanh nghiệp tiếp nhận lao động): 15- Các điều không được làm: (tham gia các hoạt động xã hội hoặc hội họp trái pháp luật; tự ý nghỉ việc; tự ý bỏ hợp đồng lao động hoặc tổ chức, lôi kéo người khác bỏ hợp đồng...) 16- Nghĩa vụ thực hiện thời hạn hợp đồng: (khi kết thúc hợp đồng phải về nước không ở lại bất hợp pháp; nếu vi phạm hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc gây thiệt hại phải bồi thường theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại). c) Sau khi về nước: Trách nhiệm thanh lý hợp đồng: Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày về đến Việt Nam, người lao động phải đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng này; sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp thông báo, nếu người lao động không đến thanh lý thì doanh nghiệp đơn phương thanh lý hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật...). Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam a) Quyền: 1- Được thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động và thu các khoản tiền khác theo thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng này. 2- Yêu cầu người lao động phải bồi thường thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có). 3- Đơn phương thanh lý hợp đồng đã ký với người lao động theo quy định của pháp luật. b) Nghĩa vụ: 1- Tổ chức đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài. 2- Làm thủ tục xuất, nhập cảnh hợp pháp, mua vé máy bay cho người lao động. 3- Đảm bảo để người lao động được hưởng các quyền lợi theo Điều 2 của hợp đồng này. 4- Giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. 5- Tổ chức cho người lao động đi và về theo đúng hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài. 6- Thực hiện thanh lý hợp đồng đối với người lao động, thanh toán tiền đặt cọc (nếu có) kể cả tiền lãi cho người lao động theo Thông tư số 22/2003/TT-BLĐTBXH ngày 13-10-2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 17-7-2003 của Chính phủ, thanh toán các khoản tiền khác có liên quan (nếu có), trả sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH, làm thủ tục để người lao động về đơn vị cũ hoặc nơi cư trú trước khi đi. 7- Bồi thường hoặc yêu cầu đối tác nước ngoài bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc đối tác nước ngoài gây ra theo pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại. Điều 4: Gia hạn hợp đồng Quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động và doanh nghiệp trong trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng lao động. Điều 5: Giải quyết tranh chấp Quy định về trình tự giải quyết tranh chấp (bằng thương lượng, hòa giải giữa hai bên, trường hợp không thương lượng hòa giải được thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam). Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau, doanh nghiệp giữ 1 bản, người lao động giữ một bản để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có hiệu lực trong thời hạn.........năm. Hai bên: Đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây và nhất trí ký tên. Người lao động Đại diện doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docMau Hop Dong Di Lao Dong Tai Nuoc Ngoai.doc
Mẫu đơn liên quan