Mẫu hợp đồng bảo lãnh hạn mức

doc5 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hợp đồng bảo lãnh hạn mức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH HẠN MỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH HẠN MỨC Số:......./.........HĐ Số đăng ký tại NH:....../...... - Căn cứ Quy chế về các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25-8-2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; - Căn cứ Hôm nay, ngày......tháng.......năm........tại: Chúng tôi gồm có: 1- BÊN BẢO LÃNH: Ngân hàng (sau đây gọi là Ngân hàng) Địa chỉ: Điện thoại Fax: Do ông (bà) Chức vụ: Làm đại diện 2- BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH: (sau đây gọi là Doanh nghiệp) Địa chỉ: Điện thoại Fax: Tài khoản tiền gửi VND số: tại Ngân hàng: Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: tại Ngân hàng: Do ông (bà) Chức vụ: Làm đại diện theo giấy ủy quyền số ngày......tháng.......năm........ của Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng bảo lãnh hạn mức bảo đảm bằng tài sản theo các điều khoản dưới đây: Điều 1: Mục đích và nội dung bảo lãnh 1- Ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp với số dư bảo lãnh tối đa là: (bằng chữ ) theo yêu cầu của các đối tác trong quan hệ với doanh nghiệp (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh). 2- Thời hạn bảo lãnh: Tùy trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của doanh nghiệp cho từng món bảo lãnh cụ thể. Điều 2: Phí bảo lãnh và thu phí bảo lãnh - Phí bảo lãnh: Ngân hàng xác định cho từng lần bảo lãnh cụ thể. - Phí bảo lãnh được tính trên số tiền được bảo lãnh nhân (x) với số ngày bảo lãnh thực tế (x) với mức bảo lãnh theo năm chia (:) cho 360, nhưng tối thiểu mức phí cho mỗi lần bảo lãnh là: - Đến ngày trả phí bảo lãnh, doanh nghiệp chủ động trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng, nếu hết hạn mà doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cho Ngân hàng thì Ngân hàng được tự động trích tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để thu. Trường hợp doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng được lập ủy nhiệm thu để thu phí bảo lãnh và thông báo cho doanh nghiệp biết. Điều 3: Điều kiện phát hành bảo lãnh 1- Doanh nghiệp có nhu cầu được bảo lãnh và gửi đến Ngân hàng giấy đề nghị bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh hạn mức theo mẫu của Ngân hàng, đồng thời cung cấp cho Ngân hàng các tài liệu cần thiết cho mỗi lần đề nghị bảo lãnh đó theo yêu cầu của Ngân hàng. 2- Ngân hàng phát hành bảo lãnh theo Phụ lục kèm theo giấy đề nghị bảo lãnh của từng lần cụ thể khi doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh nêu tại Điều 4 của hợp đồng này. 3- Doanh nghiệp phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho mỗi lần đề nghị bảo lãnh. Ngân hàng chấp nhận bảo lãnh trên giấy đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa Ngân hàng và doanh nghiệp. Điều 4: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh 1- Bên bảo lãnh dùng các tài sản để thế chấp, cầm cố dưới đây (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh: Loại tài sản Giá trị Giấy tờ gốc Ghi chú 1- Tài sản do bên bảo lãnh giữ .................................................. 2- Tài sản do Ngân hàng giữ ................................................... Tổng số Các chi tiết khác về tài sản bảo đảm theo Phụ lục đính kèm 2- Doanh nghiệp cam kết: - Các tài sản bảo đảm nói tại khoản 1 Điều này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) hợp pháp của doanh nghiệp và doanh nghiệp có đầy đủ quyền dùng tài sản đó để thế chấp, cầm cố thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. 2- Các tài sản bảo đảm này hiện không sử dụng làm thế chấp cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào khác; không bị tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng. Điều 5: Phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh - Khi có thông báo của của bên nhận bảo lãnh về sự vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, doanh nghiệp phải trả ngay số tiền được bảo lãnh ghi tại Điều 1 của hợp đồng này. - Nếu doanh nghiệp không chủ động trả hoặc trả không đủ, Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng để trả. - Trường hợp doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng lập ủy nhiệm thu để thu hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thứ 3 (nếu có) trả thay. - Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không đủ tiền trả cho bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc với số tiền đã trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của doanh nghiệp đối với Ngân hàng và Ngân hàng được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ. Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 1- Yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh theo các nội dung ghi trong hợp đồng này. 2- Yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại nếu Ngân hàng vi phạm các quy định trong hợp đồng này. 3- Chấp hành các quy định của Nhà nước có liên quan đến nội dung bảo lãnh. Chấp hành quy chế về các nghĩa vụ bảo lãnh Ngân hàng Nhà nước, các hướng dẫn của Ngân hàng. 4- Thực hiện đăng ký, công chứng tài sản bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, thanh toán các chi phí đăng ký, công chứng, kiểm định tài sản bảo đảm liên quan đến hợp đồng này (nếu có). 5- Mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng, quyền thụ hưởng tiền bồi thường thuộc Ngân hàng. Giấy tờ bảo hiểm do Ngân hàng giữ. 6- Giao tài sản bảo đảm do Ngân hàng gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 hợp đồng này cho Ngân hàng; giao toàn bộ giấy tờ gốc của tài sản bảo đảm cho Ngân hàng giữ. 7- Bảo quản, áp dụng các biện pháp cần thiết khác để không làm giảm giá từ các tài sản mà doanh nghiệp giữ (không tính đến hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá). Không thay đổi, sửa chữa cấu hình và các bộ phận của tài sản bảo đảm làm giảm sút giá trị tài sản bảo đảm. Nếu tài sản có hư hỏng lớn, cần sửa chữa thì phải thông báo cho Ngân hàng biết. Nếu việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm làm giảm sút hoặc mất giá trị tài sản thì phải ngừng ngay việc khai thác, sử dụng đó. 8- Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, doanh nghiệp không được bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê hoặc dùng tài sản bảo đảm quy định tại Điều 2 của hợp đồng này để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho các nghĩa vụ khác nếu không được sự chấp thuận của Ngân hàng. 9- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thư bảo lãnh của Ngân hàng đúng mục đích. 10- Gửi cho Ngân hàng các bảo đảm tài chính định kỳ quý, năm và các báo cáo thường kỳ khác về hoạt động của doanh nghiệp và thông tin liên quan đến việc bảo lãnh. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu và thông tin cung cấp cho Ngân hàng liên quan đến việc bảo lãnh. 11- Thực hiện đầy đủ các điều khoản, điều kiện không hợp đồng bảo lãnh này. 12- Thông báo cho Ngân hàng về những dự kiện và thay đổi về nội dung bảo lãnh đã thỏa thuận giữa doanh nghiệp và bên nhận bảo lãnh. Đối với những nội dung sửa đổi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của Ngân hàng. 13- Trả phí cho Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. 14- Hoàn trả cho Ngân hàng số tiền Ngân hàng đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện bảo lãnh. 15- Thông báo đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng về: - Những thay đổi về vốn, tài sản ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi khác có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. - Thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự liên quan của doanh nghiệp. - Đổi tên, thay địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp đang trong quá trình tiến hành thay đổi hình thức sở hữu, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, ngừng hoạt động, giải thể... - Thay đổi tình trạng bên bảo lãnh thứ 3 (nếu có). Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng 1- Ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh cho doanh nghiệp theo nội dung ghi trong hợp đồng này; có quyền từ chối từng lần bảo lãnh cụ thể nếu doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện để được bảo lãnh. 2- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp toàn bộ các báo cáo quý, năm về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin cần thiết liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh. 3- Ngân hàng có quyền kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản bảo đảm trong quá trình bảo lãnh. 4- Thu phí bảo lãnh theo quy định của hợp đồng này. 5- Ngừng việc bảo lãnh theo hợp đồng này nếu doanh nghiệp: - Cung cấp thông tin sai lạc về tình hình tài chính của doanh nghiệp; - Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp đe dọa nghiêm trọng đến khả năng trả phí bảo lãnh, nợ gốc và lãi khoản nợ từ việc Ngân hàng phải trả thay; - Doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập với tổ chức khác mà không thực hiện theo khoản 16 Điều 6; - Có các vụ kiện đe dọa đến tài sản của bên vay có khả năng ảnh hưởng đến việc trả phí bảo lãnh, nợ gốc và lãi khoản nợ từ việc Ngân hàng phải trả thay cho doanh nghiệp. 6- Yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ trong trường hợp Ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh. 7- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm cho Ngân hàng nắm giữ và các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, Ngân hàng. 8- Được quyền xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên thứ 3 trả thay. Điều 8: Các cách thức xử lý tài sản bảo đảm Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi phí bảo lãnh, nợ gốc và thực hiện nghĩa vụ lãi khoản nợ từ việc Ngân hàng phải trả thay, Ngân hàng lựa chọn thực hiện một trong các cách sau: 1- Doanh nghiệp làm thủ tục gán nợ tài sản bảo đảm cho Ngân hàng nếu Ngân hàng yêu cầu. Giá cả tài sản do hai bên thỏa thuận trên cơ sở bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. 2- Doanh nghiệp sẽ đứng chủ bán tài sản bảo đảm để trả nợ Ngân hàng. Giá cả tối thiểu của tài sản bảo đảm do hai bên thỏa thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. Giá tài sản bảo đảm không được thấp hơn giá tối thiểu đã thỏa thuận. Thời hạn bán tài sản bảo đảm do hai bên thống nhất. 3- Ngân hàng và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá tài sản. 4- Ngân hàng có quyền xử lý hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành đấu giá tài sản để thu hồi nợ. 5- Các cách thức khác theo quy định của pháp luật. Điều 9: Xử lý tiền bán tài sản bảo đảm 1- Toàn bộ tiền đặt cọc của người mua và tiền bán tài sản theo quy định tại Điều 8 hợp đồng này phải gửi vào tài khoản tiền gửi phong tỏa mở tại Ngân hàng để xử lý theo khoản 2 Điều này. 2- Tiền bán tài sản bảo đảm dùng để thanh toán các chi phí xử lý tài sản bảo đảm, trả phí bảo lãnh, nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng, nếu còn thừa thì Ngân hàng sẽ chuyển trả lại cho doanh nghiệp, nếu thiếu thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán hết cho Ngân hàng. Điều 10: Thay đổi tài sản bảo đảm Doanh nghiệp có thể thay đổi tài sản bảo đảm tại Điều 2 bằng các tài sản bảo đảm khác nếu việc thay đổi đó vẫn bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Việc thay đổi này có thể ký thành hợp đồng mới hoặc hợp đồng bổ sung. Điều 11: Các điều khoản chung 1- Thông báo: Mọi thư từ, thông báo giữa hai bên được gửi theo địa chỉ ghi tại hợp đồng này và được lập văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền đại diện của các bên, nếu được chuyển bằng bưu điện thì ngày gửi đi được coi là ngày theo dấu xác nhận của bưu điện nơi cơ sở chuyển. Bên nhận coi như đã nhận được nếu thư được chuyển đến địa chỉ nơi nhận trong thời gian từ 7h30 đến 16h30 trong những ngày làm việc; nếu chuyển trực tiếp thì việc giao nhận coi như được thực hiện khi ký giao nhận với bộ phận hành chính văn thư của bên nhận. 2- Xử lý vi phạm hợp đồng: Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng này, nếu một bên phát hiện phía bên kia vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng thì thông báo cho bên kia biết bằng văn bản và yêu cầu khắc phục những vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục được thì được quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình theo hợp đồng này. 3- Sửa đổi và bổ sung hợp đồng: Việc sửa đổi và bổ sung các điều khoản của hợp đồng này phải được cả hai bên thỏa thuận bằng văn bản (biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng) do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết; những sửa đổi bổ sung đó có hiệu lực đối với các bên; thay thế, bổ sung các điều khoản tương ứng trong hợp đồng. 4- Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được thì một trong hai bên thông báo bằng văn bản làm căn cứ xác định hợp đồng đã phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật. Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng 1- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và kết thúc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hoặc theo quy định tại khoản 5 Điều 7 hợp đồng này và doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, Ngân hàng và các bên đã làm thủ tục giải trừ, thế chấp, cầm cố. 2- Sau khi hợp đồng hết hiệu lực coi như được thanh lý. Trường hợp cần thiết, một bên có thể yêu cầu bên kia lập biên bản thanh lý hợp đồng. 3- Trong trường hợp có sự thay đổi về luật pháp, quy định hiện hành làm cho việc thế chấp, cầm cố tài sản một hoặc một số tài sản bảo đảm nêu tại Điều 4 trong hợp đồng này trở thành vô hiệu thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với những tài sản còn lại doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm khác thay thế. 4- Các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo hợp đồng. 5- Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, Ngân hàng giữ 01 bản, doanh nghiệp giữ 01 bản. ĐẠI DIỆN BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG (Họ và tên, chức vụ, đóng dấu) (Họ và tên, chức vụ, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docMau Hop Dong Bao Lanh Han Muc.doc
Mẫu đơn liên quan