Mẫu dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản tinh chế

doc14 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 5399 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản tinh chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án thủy hải sản 14.04.2011 16:40 Dự án thủy hải sản CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ  I.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN  I.1.1. TÊN DỰ ÁN: Tên dự án:                   Dự án Xây dựng nhà  máy chế biến thuỷ hải sản tinh chế GN ( GN FOODS) Địa điểm:                   Khu công nghiệp Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An. Chủ đầu tư:                 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm GN (GN FOODS) Địa chỉ trụ sở:            Lô P.2B Đường Trung Tâm, Khu Công Nghiệp Long Hậu mỡ rộng, Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An. Hình thức đầu tư:       Đầu tư xây dựng mới I.1.2. ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ: Dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ hải sản tinh chế GN (GN FOODS) được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An với nhiều ưu thế như sau: Khu công nghiệp Long Hậu nằm trên vị trí thuận lợi: Giáp ranh giữa Huyện Cần Giuộc tỉnh Long An và huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh. Cạnh khu Đô thị cảng Hiệp Phước. Khu công nghiệp Long Hậu thuộc khu vực chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp “Hướng ra biển Đông” của cả TP. Hồ Chí Minh và Tỉnh LongAn.  Với khoảng cách: 3 km đến Cảng Container Trung tâm Sài Gòn và Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước 16 km đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng 19 km đến trung tâm TP. Hồ Chí Minh 25 km đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Các nhà đầu tư vào KCN Long Hậu dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động và dịch vụ chuyên nghiệp của TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vị trí này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thông đối ngoại liên vùng và quốc gia kể cả đường bộ lẫn đường thủy. I.1.4. THẾ MẠNH CỦA DỰ ÁN: Hồ sơ pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, hiện đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án. Dự án được hình thành từ chiến lược phát triển của công ty và sự kêu gọi đầu tư của Tỉnh Long An nên hưởng nhiều ưu đãi trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động kinh doanh. Đặc biệt dự án được triển khai trong giai đoạn nhà nước đang hỗ trợ gói kích cầu  nhằm ưu đãi về lãi suất để các doanh nghiệp khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh  nhằm từng bước góp phần  đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi suy thoái, phát triển ổn định. Dự án tọa lạc ngay tại khu vực phát triển chiến lược của tỉnh Long An - Khu Công Nghiệp Long Hậu. Với đầy đủ cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch đồng bộ cùng với mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch lưu thông hàng hoá và chiến lược kinh doanh của dự án. I.1.5. QUI MÔ ĐẦU TƯ: a. Các chỉ tiêu quy hoạch Diện tích đất xây dựng nhà máy       : ............ (m2) Hệ số sử dụng đất                              : Tầng cao xây dựng                             :                                                           Mật độ xây dựng                                : b. Quy mô xây dựng Công trình xây dựng dự kiến bao gồm các hạng mục sau : Xưởng sản xuất : 3888m2, 2 tầng, cao 8m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu. Khu phụ trợ : 361.5m2, 3 tầng, cao 10m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu. Nhà bảo vệ, cổng chính : 26m2, 1 tầng, cao 3.5m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái BTCT. Trạm điện : 76m2, 1 tầng, cao 4m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái BTCT. Nhà để xe 2 bánh : 162.5m2, 1 tầng, cao 3.3m. Kết cấu khung kèo thép, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu. Nhà để xe 2 bánh, 4 bánh : 97.5m2, 1 tầng, cao 3.3m. Kết cấu khung kèo thép, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu. Bồn ga : 15m2, 1 tầng, cao 4m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái BTCT. Nhà lò hơi : 20m2, 1 tầng, cao 4m. Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái BTCT. Bể sử lý nước thải, nước cấp : 144m2, Kết cấu khung BTCT. Hệ thống điện, PCCC, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế đầy đủ cho công trình. I.1.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ a. Thông tin chung về chủ đầu tư 1- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GN (GN FOODS) 2- Đại diện được uỷ quyền : Họ và tên :      Ông Đào Thanh Tuấn                                   Sinh ngày 15 tháng 06 năm 1980 Chức vụ trong Công ty : Tổng Giám Đốc                           Số chứng minh nhân dân : 023226108 Nơi cấp CA.TP.HCM,  ngày cấp 04/05/2009 Đăng ký hộ khẩu thường trú : 21/2 Ấp 3, Xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM                          Điện thoại liên lạc: 0918.721299 – 0938.721299 3- Trụ sở chính:         Địa chỉ: Lô P.2B Đường Trung Tâm, KCN Long Hậu mở rộng, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An. 4- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập : Số: 1101142796 cơ quan cấp Sở Kế Họach và Đầu Tư tỉnh Long An  ngày cấp 01 tháng 09 năm 2009 Số tài khoản : 66008109 tại ngân hàng ACB – chi nhánh Khánh Hội. Vốn đăng ký : 30.000.000.000 VND (ba mươi tỷ đồng) b. Lĩnh vực hoạt động của công ty:  Sản xuất thực phẩm, cụ thể là các sản phẩm sau: Dim sum (điểm tâm ): Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nay đã được phổ biến tòan cầu.  Sản phẩm được làm bằng nhân hải sản được phố trộn với rau củ chủ yếu là măng, nấm đông cô, củ năng…đây là sản phẩm đòi hỏi phải có kỹ thuật cao trong khâu dinh dưỡng và đòi hỏi nhiều Know – how trong công đoạn làm bột, làm nhân… so với các sản phẩm làm theo công nghiệp tự động thì sản phẩm làm theo phương pháp thủ công có giá trị hơn nhiều vì đẹp, sống động và đa dạng hơn. Chả giò (Springroll) :  Là sản phẩm có nguồn gốc từ châu Á, Việt Nam có chả giò bánh tráng (nem ran), gỏi cuốn. Trung Quốc có chả giò vò bột mì, vò tàu hủ ki. Malaixya có chả giò cari samosa vò bột mì. Công ty sở hữu nhiều công nghệ sản xuất các loại vỏ cuốn trên nền mặt hàng chả giò, nên đây là lợi thế cạnh tranh lớn vì có thể tạo ra dòng sản phẩm đa dạng và có tính đặt trưng cao. Hải sản chế biến tinh chế khác :  Đa số có nguồn gốc từ Nhật có đặt thù là có tính cầu kỳ cao, được chế biến từ nguồn nguyên liệu hải sản, nông sản, phụ gia Nhật Bản, bột ao xù và các loại phụ liệu khác như Tôm cuộn khoai tây, Bánh nướng hải sản rau củ, bánh bạch tuột (Takoyaki), Bánh sen tôm , hải sản ao xù (Ebikasu,Ebifry) ,tempura… Nông sản đông lạnh  :  Chủ yếu là xoài đông lạnh, trái cây đông lạnh (Dragon boat ) va khoai lang Nhật . Đây là những sản phẩm nông sản có ưu thế của Việt Nam và được chế biến tinh chế, công phu do đó có giá trị gia tăng rất lớn so với sản phẩm nguyên liệu thô.   I.2. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ  I.2.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng xây dựng công trình; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng xây dựng công trình; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,  chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Căn cứ các số liệu nghiên cứu thị trường thực tế tại Tỉnh Long An và các khu vực lân cận nói chung . I.2.2. CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN XÂY DỰNG 1. Các tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn thiết kế Xí nghiệp công nghiệp – Tổng mặt bằng: TCVN 4514 – 1988 Tiêu chuẩn thiết kế Tải trọng và tác động: TCVN 2737 – 1995 Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu Bêtông cốt thép: TCXDVN 356 – 2005 Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu thép: TCXDVN 338 – 2005 Tiêu chuẩn thiết kế Lưới thép hàn: TCXDVN 267 – 2002 Tiêu chuẩn thiết kế Nền và công trình: TCVN 45 – 77 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô: TCVN 4045 – 1998, 22 TCN 211 – 93 Tiêu chuẩn thiết kế Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình: 20 – TCN 33 – 85 Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước mạng ngoài nhà: 20 – TCN 51 – 84 Tiêu chuẩn thiết kế về PCCC: TCVN 2622 – 1995. Tiêu chuẩn Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ: TCVN 5939 – 1995. Tiêu chuẩn Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh: TCVN 5937 – 1995. Tiêu chuẩn thiết kế Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình: 20 – TCN 95 – 83. Tiêu chuẩn thiết kế Chiếu sáng nhân tạo đường phố, QTĐT: TCXDVN 259–2001 - Các số liệu, tài liệu khác có liên quan. I.2.3. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN Các quy định của UBND tỉnh về khuyến khích ưu đãi đầu tư, phát triển ngành nghề. Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 1101142796 do Sở kế họach và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 01 tháng 09 năm 2009. Giấy chứng nhận đầu tư  số 50221000173 do Ban quản lý KCN Long An cấp ngày 23 tháng 09 năm 2009. CHƯƠNG II  SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ II.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng và phong phú, chất lượng thủy sản nguyên liệu đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang nhiều nước trên Thế giới. Do đó, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho những doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu thủy hải sản lẫn những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thực phẩm giá trị gia tăng từ nguồn nguyên  liệu phong phú và chất lượng. Dự án Nhà máy chế biến thực phẩm GN được triển khai tại KCN Long Hậu, tỉnh Long An – là nơi rất thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa do có hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cảng hòan chỉnh. Và là nơi thu hút nguồn lao động có tay nghề trong chế biến thực phẩm – vừa là tài sản vừa là nguồn lực quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong giai đọan hiện nay. Các thành viên là những chuyên gia thị trường và  kỹ thuật giỏi về thực phẩm  đông lạnh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh và đang trong quá trình hội nhập sâu sắc; cùng với việc đời sống nhân dân hiện nay ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về ẩm thực cũng nhiều thay đổi: phải an toan , dinh dưỡng , ngon, dồi dào , tiện dụng  và hơn thế nữa là giá trị văn hóa tinh thần đặc thù của từng dân tộc ẩn chứa trong thực phẩm. Bên cạnh xu hướng trên, cùng với quá trình hội nhập thì việc giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các nền văn hóa trên thế giới có cơ hội phát triển, và chúng ta cũng có nhiều cơ hội giới thiệu nền văn hóa ẩm thực Việt Nam với bạn bè Thế giới. Sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam ngày càng có uy tín và được nhiều thị trường trên thế giới chấp nhận: như thị trường Mỹ, Châu Âu, Châu Á...  bên cạnh đó là xu hướng chuyển hướng mua thực phẩm từ Trung Quốc sang một số quốc gia khác vì có quá nhiều vấn đề về chất lượng.  Như vậy có thể nói việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến thuỷ hải sản tinh chế GN FOODS  của công ty Cổ Phần Thực Phẩm GN (GN FOODS) tại khu công nghiệp Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An là hoàn toàn tất yếu và cần thiết. Dự án đi vào hoạt động không những mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm  cho người lao động mà còn mang lại thương hiệu và uy tín cho chủ đầu tư. CHƯƠNG III:  PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG  THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN  III.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Việt Nam là nước có nguồn nguyên liệu hải sản và nông sản đặc thù và phong phú, một số có giá trị thương phẩm cao với sản lượng lớn như tôm, cá, mực – bạch tuột…, rau củ và trái cây… Đa phần còn xuất khẩu với dạng chế biến thô, tỷ lệ gia tăng giá trị thấp. Nguồn lao động chất lượng khá tốt và vẫn còn rẽ hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc.  Những ngành công nghiệp và dịch vụ hổ trợ như nguyên liệu cho chế biến tinh chế, chế tạo thiết bị, tư vấn quản lý chất lượng trong nước….cũng có những bước phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhu cầu về thực phẩm chế biến đông lạnh trên thế giới rất lớn và vẫn  tăng liên tục vì dòng sản phẩm này có những bước phát triển lớn về công nghệ và tính đa dạng. Việc sản phẩm thực phẩm Trung Quốc có nhiều vấn đế về chất lượng buộc nhiều nước nhập khẩu phải tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế tại các nước khác. Các sản phẩm thực phẩm đông lạnh như dimsum, chả giò,hải sản tẩm bột xù và một số nông sảnchế biến tinh chế đông lạnh được tiêu thụ rất lớn tại thị trường Nhật, EU, Mỹ, Hàn Quốc… III.2. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA  DỰ  ÁN Thị trường Nhật Bản: là thị trường lớn và có giá rất tốt nhưng yêu cầu rất gắt gao về chất lượng và tính đa dạng. Hiện nay ngòai vấn đề chỉ tiêu về cảm quan, vi sinh, kháng sinh đối với sản phẩm tinh chế, thị trường này còn yêu cầu nhà cung cấp phải đảm bảo các chỉ tiêu khác: Vấn đề phụ gia (food additive) Vấn đề dị ứng (food elergy), Vấn đề nguyên liệu biến đổi gen (GMO). Việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên vừa là thách thức vừa là cơ hội cho công ty. Thị trường EU: là thị trường lớn thứ 2 sau Nật Bản tiêu thụ các sản phẩm trên và có giá khá tốt. Các sản phẩm trên đã được phổ biến rộng rãi. Việc xuất khẩu vào thị trường trên cũng phải tuân thủ các chuẩn mực cao phần cứng ( nhà xưởng, thiết bị) và phầm mềm (hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000, ISO 14000, BCR). Công ty phải đáp ứng những chuẩn mực trên để có được giấy thông hành xuất vào thị trường trên (EU Code). Việc xây mới nhà máy ngay từ đầu và Việt Nam đang được đánh giá cao trong công tác quản lý chất lượng sẽ là điều kiện ban đầu hết sức thuận lợi. Thị trường Mỹ: là thị trường lớn và tiềm năng, không yêu cầu tính cầu kỳ cao như thị trường Nhật. Là sản phẩm tinh chế nên công ty hạn chế được các quy định về thuế bảo hộ đặc thù rất phức tạp. Các sản phẩm trên đang được phổ biến nhanh tại thị trường này. Thị trường yêu cầu giá cạnh tranh nhưng có thể tiêu thị với sản lượng lớn một lọai sản phẩm. Thị trường khác: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Úc,… cũng đang có nhu cầu cao. Đặc điểm của thị trường này là giá phải rất cạnh tranh nhưng yêu cầu chất lượng vừa phải. Thị trường nội địa: nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh; đi kèm là những thay đổi lớn trong việc thay đổi lối sống cộng đồng dân cư, hành vi tiêu dung, việc tăng trưởng rộng rãi của hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hang tiện lợi), quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dịch vụ tịêc cưới, phát triển du lịch, việc quen dần với việc sử dụng hàng đông lạnh… sẽ là cơ hội rất lớn cho công ty phát triển các sản phẩm trên. Thách thức lớn nhất của thị trường này là  công ty phải tổ chức kênh phân phối riêng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia thị trường cũng rất mới và đang từng bước chuyên nghiệp hóa công việc trên. CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN HÌNH THỨC VÀ QUI MÔ ĐẦU TƯ IV.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ  IV.1.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Dự án được đầu tư xây dựng bởi công ty Cổ Phần Thực Phẩm GN (GN FOOD). Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới hoàn toàn với quy mô tổng đầu tư lên đến 90 tỷ đồng. Quy mô đầu tư dự án hoàn toàn phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của chủ đầu tư. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới nhà máy chế biến thực phẩm tinh chế GN Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của dự án. IV.1.2. THIẾT KẾ:  Thuê đơn vị tư vấn thiết kế, kiến trúc có uy tín, kinh nghiệm trong việc lập dự án, thiết kế các công trình, đặc biệt là các công trình nhà xưởng sản xuất để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho công trình. IV.1.3. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ: Công nghệ được chọn có cấp độ tiên tiến, thiết bị, phụ kiện, vật liệu hiện đại và mới 100%. Sử dụng các giải pháp tiên tiến cho hệ thống thông gió, điều hòa không khí; hệ thống phòng cháy chữa cháy; hệ thống xử lý nước thải. Lựa chọn mua các thiết bị chính của các nước phát triển.  IV.1.4 THI CÔNG XÂY DỰNG. a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật Vì dự án nằm trong Khu công nghiệp đã có hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh nên không phải thực hiện công việc giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. b)  Về  phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu *  Tổ chức không gian quy hoạch – kiến trúc: Công trình có khoảng lùi thích hợp so với đường Khu công nghiệp để tạo tầm nhìn cảm thụ tốt. Bên trong khu đất xây dựng bố trí các con đường nội bộ trục giúp cho việc giao thông được thuận tiện. Trồng cỏ tạo cảnh quang cho công trình, mặt trước của mỗi hạng mục công trình đều được trồng cỏ trang trí. Phần tường rào, cổng ra vào công trình tiếp giáp với đường Khu công nghiệp được tọa hình khối kiến trúc đẹp, hài hòa và sinh động góp phần vào cảnh quan chung trên trục đường này. Các công trình chính được bố trí ở giữa khu đất cách tường rào của nhà máy bên cạnh một khoảng lùi theo quy định của Khu công nghiệp để tạo không gian yên tĩnh và tránh tiếng ồn, khoảng lùi nêu trên đều được trồng cỏ và làm lối đi tạo cảnh quang thông thoáng cho công trình. Điểm nhấn cho công trình là sự bố trí hài hòa giữa khu vực sản xuất và khu vực điều hành. Các công trình như bể nước ngầm, bãi đậu xe ôtô, xe hai bánh, trạm điện, nhà bảo vệ… được bố trí tại các góc của khu đất nhằm tận dụng tối đa diện tích đất cho công trình chính của nhà máy. *  Giới thiệu phương án kiến trúc Công trình được thiết kế với 2 hệ thống chính: Khu sản xuất chính Hệ thống phụ trợ bao gồm: hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC. * Vật liệu xây dựng cho kết cấu: Bê tông dùng kết cấu chịu lực nên có Mác 200 trở lên. Thép dùng trong kết cấu BTCT nên dùng thép cường độ cao SD390. Kết cấu thép nên dùng loại thép CT38 trở lên. *  Hình dạng công trình: Nguyên tắc là chọn các hình dạng sao cho công trình chống đỡ các tải trọng theo quy định một cách hiệu quả nhất. *  Giải pháp  kết cấu: Xưởng sản xuất : hệ kết cấu BTCT, mái lợp tole. Nhà xe 2 bánh, Nhà xe 4 bánh : hệ kết cấu thép, mái lợp tole. Các hạng mục khác : hệ kết cấu BTCT, mái BTCT. - Phương án móng: Xưởng sản xuất, Bể sử lý nước thải, nước cấp : phương án móng cọc BTCT. Các hạng mục phụ : móng trên nền cừ tràm. *  Phân tích phương án kiến trúc Ưu điểm: Mật độ sử dụng đất phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của Khu công nghiệp. Công trình tránh được nắng hướng Tây, đón gió tốt. Hệ thống cây xanh tạo cảnh quang khuôn viên khu vực. Hệ thống giao thông rõ ràng, đảm bảo giao thông hàng ngày trong khu và chữa cháy khi có sự cố. Nhà xưởng có bố trí lấy sáng và gió tự nhiên tốt. Hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại phù hợp với xu hướng hiện nay. Nhược điểm:. Hệ thống kỹ thuật không tập trung, tốn kém. c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động  Sau khi thi công xây dựng hoàn thành, công trình sẽ đưa vào sử dụng, khai thác theo phương án kinh doanh. Lực lượng lao động sử dụng chủ yếu từ nguồn lao động của vùng xây dựng dự án là tỉnh Long An và các địa phương lân cận. Số lượng công nhân lành nghề, kỹ sư là 20-30 người. d)  Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án *  Phân đoạn thực hiện, biện pháp thi công: Biện pháp thi công được thực hiện dựa trên giải pháp thiết kế có kết hợp với đặc điểm địa hình của khu vực xây dựng. a) Công tác dọn dẹp, giải toả mặt bằng Chủ yếu là dọn dẹp các loại rác xà bần, cỏ dại, cây nhỏ… sẽ được dọn sạch ra khỏi công trường. b) Công tác đất Đơn vị thi công sẽ xới lên và dọn sạch các cây bụi, cỏ, bụi cây, rể cây và các vật cản khác trên công trường.  Lớp bên trên sẽ được cào kỹ và chất đống ở vị trí thích hợp, bằng cách sử dụng máy móc hoặc lao động. Việc đào móng được thực hiện theo độ sâu móng thể hiện trên bản vẽ. Nền phụ dưới móng được đầm kỹ bằng đầm hay các thiết bị phù hợp khác đạt tới tỷ trọng thiết kế. Nếu đào quá sâu, đơn vị thi công sẽ sử dụng vật liệu lấp thích hợp cùng với phương pháp đầm phù hợp hoặc sử dụng bêtông để sửa chữa lại. Các hố đào phải được giữ khô trong suốt quá trình lấp đất và đầm. c) Công tác thi công móng Theo kết quả khảo sát địa chất, khu vực xây dựng có địa chất tốt, có thể dùng các phương án móng truyền thống thông thường. Phương án móng cọc sẽ được sử dụng. Đối với thi công cọc bêtông cốt thép thường, tuy có hạn chế là thi công trong thành phố không dùng phương pháp đóng cọc được, nhưng có ưu điểm là giá thành thi công tương đối rẻ hơn các phương án móng sâu khác. Trong trường hợp này ta có thể sử dụng phương pháp ép cọc BTCT. Việc chế tạo cọc tuân theo các quy định của thiết kế về kích thước, loại vật liệu, mác bê tông, cường độ thép, tải trọng thiết kế và quy phạm hiện hành. Việc thi công ép cọc đại trà chỉ được thực hiện sau khi có kết quả thí nghiệm nén tĩnh, động của cọc và được chấp thuận của đơn vị thiết kế. Cọc được ép thứ tự sao cho ảnh hưởng ít nhất đến dịch chuyển ngang, nâng nền và công trình xung quanh. d) Công tác thi công các kết cấu khung cột, đà, sàn Giải pháp kết cấu chịu lực thích hợp nhất áp dụng cho công trình là hệ thống khung - sàn bê tông cốt thép  Biện pháp thi công gom các bước: Công tác chuẩn bị: Gia công ván khuôn, cột chống, đà giáo Gia công cốt thép Chuẩn bị cốt liệu để sản xuất bêtông hoặc đặt bêtông thương phẩm Công tác thi công: Lắp đặt ván khuôn, cột chống, sàn công tác. Lắp đặt cốt thép cho các kết cấu. Trộn, vận chuyển, đổ, đầm bêtông. Bảo dưỡng bêtông sau khi đầm xong Tháo đỡ ván khuôn, cột chống, sàn công tác. Xử lý các khuyết tật trong bêtông. e) Công tác thi công lắp đặt các đường ống kỹ thuật cơ – điện Việc thi công, lắp đặt, bố trí hệ thống điện phải theo sát với bản vẽ đã được thiết kế. Các bản vẽ này sẽ chỉ rõ các vị trí lắp đặt ống, phụ tùng, các bể nước, các van điều khiển và các phụ kiện khác. Tất cả thiết bị điện sẽ phải thích hợp hoạt động trên lưới điện khu vực và các thiết bị trong nhà cũng như ngoài trời đều phải nối đất đúng tiêu chuẩn. Các loại cáp đặt ngầm dưới đất phải được bảo vệ trong ống PVC chịu lực cao. Tất cả phần việc đấu nối công tắc, ổ cắm, thiết bị điện lắp đặt trong công trình sẽ có cùng một tiêu chuẩn hoặc được chỉ định bởi  người đại diện Chủ Đầu Tư. Các nhà thầu sẽ chú ý phối hợp công việc tại công trường trong suốt quá trình làm việc để tránh bất kỳ một xung đột nào do vị trí lắp đặt, những yêu cầu trong công việc của những Nhà Thầu khác. Thi công hệ thống đường ống thoát nước phải được tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định về cấp thoát nước và bất cứ luật lệ nào của địa phương không kể bất cứ thiếu sót nào hoặc có sự bất nhất giữa bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật. Nhà thầu cấp thoát nước sẽ phải thông báo và sắp đặt mọi cuộc kiểm tra và thử nghiệm cần thiết theo qui định và luật lệ và chịu toàn bộ chi phí liên quan. Đường ống thoát nước bao gồm cả bể tự hoại từ các khu vệ sinh đến hệ thống thoát nước chung. Hệ thống thoát nước chung do nhà thầu xây dựng đảm nhiệm. IV.2. QUI MÔ CÔNG SUẤT Nhà máy được thiết kế và lắp đặt công

File đính kèm:

  • docMau Du An Xay Dung Nha May Che Bien Thuy Hai San Tinh Che.doc
Mẫu đơn liên quan