Mẫu dự án khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại bến Lức - Long An
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mẫu dự án khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại bến Lức - Long An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- µ ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
TẠI BẾN LỨC LONG AN
CHỦ ĐẦU TƯ
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Long An - Tháng 3 năm 2012
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
Tên công ty : Công ty TNHH Môi trường Đại Đông Dương
Địa chỉ : Tp.Hồ Chí Minh
Giấy phép ĐKKD :
Ngày đăng ký : 20 tháng 01 năm 2012
Đại diện pháp luật :
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
Tên dự án : Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại
Địa điểm xây dựng : tỉnh Long An
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
I.3. Cơ sở pháp lý
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ;
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư 08/2008/TT-BTC ban hành ngày 29/1/2008 sửa đổi Thông tư 108/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành.
Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23/4/2007 ban hành “Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành
Quyết định 1873/QĐ-TTg ban hành ngày 11/10/2010 phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ban hành ngày 24/2/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành.
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng ;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh.
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án ‘Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Bến Lức Long an’ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;
TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
TCVN 4473-1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
TCVN 5673-1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
11TCN 19-84 : Đường dây điện;
11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;
TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCVN 46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường
TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);
TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương đương);
Quyết định 3733-2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Y tế;
QCVN 30:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn công nghiệp;
QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;
QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại: bao gồm hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy và lưu giữ chất thải nguy hại.
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1. Mục tiêu của dự án
Dự án “Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại” được xây dựng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Long An, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ nhằm góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại nói riêng.
- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.
- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.
II.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta khiến cho lượng chất thải liên tục gia tăng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường, tổng khối lượng chất thải rắn phát thải của Việt Nam trong năm 2010 vào khoảng 23 triệu tấn/năm. Chất thải rắn công nghiệp (chiếm xấp xỉ 20÷25% khối lượng trong rác sinh hoạt) là 5÷6 triệu tấn/năm, trong đó có đến 700.000 tấn chất thải rắn nguy hại/năm. Mặc dù lượng chất thải ngày càng lớn và đặc biệt nghiêm trọng nhưng công tác kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải vẫn chưa đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý rác đặc biệt là với chất thải công nghiệp nguy hại vẫn còn lạc hậu dẫn tới những hậu quả nặng nề về môi trường, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Trước đây, để xử lý rác thải Việt Nam ta thường sử dụng nhiều phương pháp như chôn lấp, làm phân vi sinh và phương pháp đốt cháy trực tiếp (còn gọi là đốt hở hay đốt một cấp). Tuy nhiên, chôn lấp rác chỉ áp dụng phổ biến với rác sinh hoạt và có hạn chế lớn là chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy kéo dài hàng trăm năm, phát tán mùi hôi và côn trùng, dịch bệnh và đặc biệt là phát sinh một lượng lớn nước rỉ rác rất độc hại cho môi trường đất cũng như nguồn nước ngầm. Còn phương pháp làm phân vi sinh (phân compost) từ rác thải cũng chỉ thực hiện được với thành phần chất hữu cơ tách ra từ rác, nhưng rất khó khăn để phân loại một cách tuyệt đối chúng trong rác thải đô thị, nó đòi hỏi thiết bị và công nghệ phức tạp, tốn kém để thực hiện; thời gian xử lý thành phân khá lâu nên công suất khó đáp ứng với lượng rác thải khổng lồ như hiện nay; chất lượng phân compost từ rác thải hầu như không đảm bảo để bón cho cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Với riêng phương pháp đốt cháy trực tiếp, do không kiểm soát được quá trình phân hủy và oxy hóa hoàn toàn các chất thải hữu cơ nên phát sinh ra nhiều khí độc như HC, CO…và đặc biệt là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy có mạch vòng gốc benzen chứa Clo như các chất cực độc Dioxin, Furan. Phương pháp đốt rác trực tiếp cổ điển này hiện trên thế giới và ở nước ta đều không cho phép áp dụng, đặc biệt là đối với rác nguy hại y tế và công nghiệp.
Do đó, xuất phát từ yêu cầu cấp bách trong việc xử lý rác thải nguy hại, Công ty TNHH Môi trường Đại Đông Dương đã ápdụng phương pháp Lò đốt chất thải rắn công nghiệp nguy hại đời FSI-500E. Đây là một công nghệ mới của Công ty cổ phần Lò, thiết bị đốt và xử lý môi trường Việt Nam (FBE Vietnam) và đối tác là IFZW Industrieofen und Feuerfestbau GmbH từ CHLB Đức. Phương pháp này có nhiều tiềm năng và ưu điểm hơn so với các phương pháp khác như: xử lý triệt để mọi loại chất thải dạng rắn và lỏng; giảm thể tích chất thải tối đa đến 95%; thời gian xử lý diễn ra nhanh ngay trong Lò đốt rác; có thể xử lý ngay tại chỗ hay khu quy hoạch không xa nguồn thải giảm bớt chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển; mặt khác, nếu tận dụng được lượng nhiệt dư của khí thải để phát điện, sinh hơi nước quá nhiệt hay gia nhiệt cho các quá trình sấy… thì hiệu quả kinh tế của quá trình xử lý này sẽ tăng lên.
Ngoài công nghệ hiện đại, địa điểm xây dựng Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại là yếu tố quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Qua những phân tích, chúng tôi khẳng định xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là địa điểm tối ưu để chúng tôi lựa chọn đầu tư.
Cuối cùng, với niềm tin nguồn chất thải công nghiệp nguy hại sẽ được xử lý triệt để, với niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam, Công ty TNHH Môi trường Đại Đông Dương chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án “Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Bến Lức Long An” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
III.1. Điều kiện tự nhiên
III.1.1. Vị trí địa lý
Khu đất quy hoạch xây dựng dự án “Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại” thuộc xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Đây là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Bến Lức cách TP.HCM khoảng 30km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An 15km về hướng đông bắc.
Do đó, việc đặt Khu xử lý chất thải công nghiệp tại đây sẽ là một định hướng đúng đắn.
III.1.2. Địa hình
Huyện Bến Lức, tỉnh Long An có địa hình mang đặc trưng của Đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0.5 – 1.2 m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.
III.1.3. Khí hậu
Huyện Bến Lức có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm. Lượng mưa khá lớn và phân bổ theo mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 1,625 mm nhưng phân bổ không đều theo năm. Mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít, lượng mưa chiến 15% tổng lượng mưa cả năm. Chế độ mưa tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Phần lớn huyện Bến Lức sản xuất hai vụ lúa/năm; vụ hè thu sử dụng giống ngắn ngày năng suất cao, vụ đông xuân sản xuất lúa đặc sản.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2,630 giờ, trung bình ngày 7.2 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có số giờ nắng ít nhất khoảng 189 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82.79%.
III.1.4. Thủy văn
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông qua địa phận Bến Lức với chiều dài 21 km, với chiều rộng trung bình 200- 235 m, sâu 11- 12 m. Vào mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung bình chỉ có 11m3/s, hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều.
Sông Bến Lức nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn qua kinh Đôi, rộng 20 - 25 m, sâu 2- 5 m, chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đông. Hai con sông trên có giá trị rất lớn về giao thông đối với huyện Bến Lức. Từ Vàm Cỏ Đông tàu thuyền có thể đi ra biển Đông một cách thuận tiện.
Kênh Thủ Đoàn nối liền sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây cùng với mạnh lưới kênh rạch khá dày đặc tạo thành hệ thống thuỷ lợi và giao thông quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
III.1.5. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28,579 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76.8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và dân cư nông thôn) chiếm 2.4%, đất chuyên dùng 5.56%, đất chưa sử dụng 14.9%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại đất, chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa...
Đất phèn: Với diện tích 15,166.3 ha chiếm 53.4% diện tích toàn huyện, chủ yếu tại các xã Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Tân Hoà, Lương Bình, Bình Đức... Nồng độ độc tố rất cao Cl, SO-2, Al+3, Fe+3. Muốn sử dụng tốt loại đất này hệ thống kênh mương cần phải hoàn chỉnh và riêng biệt.
Đất phù sa: Với diện tích 9,867.6 ha chiếm tỷ lệ 34.47% diện tích toàn huyện, chủ yếu tại các xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Thạnh Phú, Nhựt Chánh. Đất phù sa là loại đất tốt cho năng suất luá cao, đặc sản và nhiều vụ trong năm.
Đất xám: Chiếm tỷ lệ nhỏ cỡ 2.43%, phân bố ở địa hình cao, thích hợp với cây màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Bến Lức có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên nước: Bến Lức có 2 nguồn nước chính. Nước mặt có được nhờ vào các sông rạch và nước mưa. Lượng mưa hàng năm lớn nhưng lại trùng vào mùa lũ của sông MeKông nên thường xảy ra tình trạng ngập úng. Ngược lại vào mùa khô lượng mưa thấp và nhiễm mặn nên canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu 230- 270 m với hàm lượng sắt cao 4 - 15 mg/lít.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện nay của huyện Bến Lức khoảng 12 ha, phân bố tại các xã Thạnh Hoà, Lương Bình, Lương Hoà, chủ yếu là tràm và bạch đàn để lấy gỗ.
III.2. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm khoảng 49.5% dân số toàn huyện, trong đó lao động nữ chiếm 51.8%, nguồn lao động chủ yếu là trẻ và khoẻ. Số lao động có trình độ chuyên môn cao rất ít.
Huyện Bến Lức có rất nhiều tiềm năng cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn kế tiếp với những bước đi thích hợp. Trong giai đoạn này lực lượng lao động cần được đào tạo và đào tạo lại tay nghề để nắm vững những thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án
III.3.1. Đường giao thông
Quốc lộ 1A là trục giao thông đường bộ chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức; ngoài ra, còn có các tuyến đường bộ Quốc gia đi qua huyện Bến Lức như: đường Quốc lộ N2, đường Quốc lộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường Quốc lộ cao tốc Bến Lức – Long Thành, tạo điều kiện cho huyện Bến Lức phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại
Khu vực xây dựng dự án có đường tỉnh 830 chạy qua. Đường dẫn vào khu đất xây dựng là lộ, hiện trạng mặt đường sỏi đỏ, rộng 3m, hai bên là ruộng lúa. Bên cạnh đó, đường giao thông đối ngoại với khu vực quy hoạch khu công nghiệp chưa hình thành, chủ yếu đường đất còn nhỏ hẹp, đòi hỏi từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng lớn.
III.3.2. Hệ thống cấp điện
Khu vực các vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An được cấp điện chủ yếu từ lưới điện quốc gia qua trạm biến thế 500/220/110 KV Phú Lâm. Hiện nay, trong khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp điện.
III.3.3. Cấp –Thoát nước
Nguồn cấp nước: Trong khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước.
Nguồn thoát nước: Sẽ được xây dựng theo quy hoạch trong quá trình xây dựng. Do trong khu vực chủ yếu là đất trồng lúa, chưa có hệ thống thoát nước. Nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên, xuống ao, rạch, ra sông Vàm Cỏ Đông.
III.4. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng “Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại” rất thuận lợi về các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án.
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH TỔNG THỂ
IV.1. Quy hoạch – phân khu chức năng
IV.1.1. Quy hoạch tổng mặt bằng
Dự án “Khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Bến Lức-LongAn” được tổ chức phân khu chức năng, từ ngoài vào trong như sau:
Với tổng diện tích 5.1ha (51,000m2), đất tại Khu xử lý rác thải sẽ được cân bằng như sau:
STT
Loại đất
Diện tích (m2)
Tỉ lệ %
1
Đất nhà máy + kho tàng
16834
33
2
Đất khu kỹ thuật
390
0.8
3
Đất hành chính dịch vụ
962
1.9
4
Đất dự trữ phát triển
5836
11.4
5
Đất cây xanh
15653
30.7
6
Đất giao thông
11325
22
IV.1.2. Các hạng mục công trình
I
Khu xử lý rác công nghiệp
1
Nhà tiếp nhận lưu trữ phân loại
II
Xưởng cơ khí
2
Dự trữ phát triển nhà tiếp nhận
1
Nhà xưởng
3
Nhà đốt rác
2
Văn phòng
4
Đất dự trữ phát triển lò đất
3
Nhà kho
5
Hồ điều hòa
4
Nhà xe
6
Kho nhiên liệu
5
Sân bãi
7
Hầm chứa tro xỉ
8
Nhà điều hành
III
Khu tái chế
9
Nhà ăn
1
Nhà bảo vệ
10
Bảo vệ
2
Văn phòng
11
Khu tiếp nhận chất thải lỏng
3
Nhà ăn
12
Nhà máy xử lý
4
Xưởng cơ điện
13
Trạm xử lý nước thải
5
Trạm xử lý nước thải
14
Bãi xe
6
Xưởng tái chế
15
Xưởng cơ điện
7
Kho xưởng
+ Tổng diện tích đất xây dựng : 12,506m2
+ Mật độ xây dựng toàn khu : 24.52%
IV.1.3. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan
- Khu đất xây dựng dự án có vị trí cạnh sông Vàm Cỏ Đông rất thuận lợi nhưng phải đảm bảo việc xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn nhà nước quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Vàm Cỏ Đông.
- Khu hành chính, dịch vụ công cộng được bố trí tại góc đường chính dẫn vào, nhằm thể hiện nơi tiếp đón và quản lý hoạt động từ ngoài vào trong. Tầng cao được xây dựng 1 trệt 2 lầu, mái lợp ngói, kết cấu bằng bêtông cốt thép.
- Khu nhà máy sản xuất chính, xây dựng trệt, thể hiện theo dây chuyền sản xuất từ bãi đổ đến khu nhà điều hành và dịch vụ, nhà kho đóng gói, hoặc các khâu tạo ra sản phẩm gần văn phòng để tiện việc giao dịch, ký hợp đồng, giao nhận sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại. Nhà xưởng lợp mái tole, móng, đà, cột bê tông cốt thép, kèo thép, có thông gió mái.
- Khu bãi đổ, sân phơi bố trí nằm cuối hướng gió, có sân, đường thuận tiện cho việc vận chuyển rác, từ các khâu phơi, ủ đến khâu thành phẩm, đóng gói.
- Xung quanh khu đất trồng cây xanh cách ly (dừa nước, hoặc giống cây thích hợp đất phèn) có bề dày 20m, nhằm góp phần cảnh quan cho khu vực nhà máy.
- Luồng người ra vào từ phía cổng chính.
- Luồng xe rác ra vào cặp theo đường vành đai phía bắc khu đất, kết hợp trạm cân, và bãi đổ xe vận chuyển và thu gom rác.
- Luồng giao thông nội bộ, từ nhà xưởng chính ra sân phơi và vào khu vực đóng gói đều thuận lợi, riêng biệt.
- Nơi nghỉ ngơi cho chuyên gia, công nhân, cạnh sân tennis, nhà ăn bố trí đầu hướng gió chính (Đông Nam và Tây Nam) nên phục vụ thích hợp.
- Khu xử lý nước thải tập trung, nằm tại khu vực cây xanh cách ly, cạnh bãi vật liệu lớn, nặng cồng kềnh lấy ra từ bãi đổ rác.
Nhìn chung, mặt bằng tổng thể được thể hiện mặt đứng chính của nhà máy, có đường nét kiến trúc công nghiệp. Về mặt thông thoáng công trình được thể hiện bởi hệ thống giao thông nội bộ, bãi đổ và sân phơi rác sau khi băm nhuyễn được tách biệt phía sau nhưng không làm ảnh hưởng dây chuyền hoặc tổ chức không gian trong khu vực. Sử dụng diện tích đất phù hợp, đường dây 110KV đi dọc tỉnh lộ 830 và dẫn vào các lộ được an toàn và thực hiện về hành lang bảo vệ đúng quy định.
IV.2. Quy hoạch xây dựng hạ tầng
IV.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
- Cao độ hiện trạng bình quân : + 0,45 m
- Cao độ nền xây dựng : + 1,80 m (so với cốt quốc gia)
- Chiều cao san lắp bình quân : + 1,35 m
- Khối lượng đất san nền : 30,389.6 m3
(12,506 m2 x 1.35 m x 1.80 =30,389.6 m3).
- Hướng lấy cát san nền: lấy nguồn cát từ Bến Tre đi sà lan theo đường sông về đến Bến Lức.
IV.2.2. Quy hoạch giao thông
+ Đường chính là đường đôi vào trước nhà điều hành nhà máy có lộ giới 32m, trong đó mặt đường đôi rộng 2 x 10m, dãy cây xanh phân cách mềm 3m, lề 2 bên, mỗi bên rộng 4m.
+ Đường phía trước nhà văn phòng và một bên đường có trạm cân 60 tấn có mặt đường rộng 10m.
+ Đường nội bộ xung quanh khu vực, đường vào bãi đỗ, sân phơi có lộ giới từ 14m - 20m.
IV.2.3. Hệ thống cung cấp điện
- Nguồn điện: lấy từ trạm biến thế Bến Lức 110/22KV - 2 x 40MVA qua đường dây 22KV.
- Tiêu chuẩn tính toán:
+ Cấp điện cho sản xuất và kho tàng : 250 KW/ ha
250 KW x 12,506 m2 = 3126.5 KW
=> 3126.5 KW/0.7 = 4466.43 KVA. Trong đó, hệ số công suất Cosφ=0.7
Toàn bộ đường dây đi ngầm dưới lòng đường và vỉa hè hạ tầng khu quy hoạch được thiết kế như sau:
- Các tuyến trung thế và hạ thế được đi ngầm dọc theo vỉa hè các trục đường quy hoạch.
- Cáp mắc điện từ tủ phân phối vào công trình được thiết kế đi ngầm trong các mương cáp nổi có nắp đậy, xây dựng kết hợp mương cáp phân phối đi dọc theo các vỉa hè bao quanh công trình.
- Đèn đường là loại đèn cao áp Sodium 220V – 250W đặt cách mặt đường 9m, cách khoảng trung bình là 30m dọc theo đường. Đối với mặt đường rộng trên 12m đèn được bố trí 2 bên đường. Mặt đường rộng từ 12 mét trở xuống, đèn được bố trí một bên đường hoặc 2 bên theo vị trí lệch nhau (xen kẽ vị trí cột). Các đèn được đóng tắt tự động bằng công tắc định thời hay công tắc quang điện đặt tại các trạm hạ thế khu vực.
- Độ rọi sáng đường trong khu vực nhà máy :0.5 lux.
IV.2.4. Hệ thống cấp nước
- Sử dụng nguồn nước cấp từ nhà máy cấp nước có công suất lớn của Nhà máy nước Bến Lức, xây dựng phục vụ các khu công nghiệp, khu dân cư và khu vực lân cận.
- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp: 50m3/ha/ngày đêm
- Nước cho người lao động sản xuất và phụ trợ : 1,233 m3/ngày đêm
- Nước cho công trình hành chính và sinh hoạt : 1,233 m3 x 25% = 308 m3
- Nước tưới cây, tưới đường : 1,233 m3 x 10% = 123 m3
- Cho bản thân hệ thống cấp nước : 10% x 1,233m3 = 123m3/ngày đêm
- Nước dự phòng rò rỉ : 20% x 1,233 m3 = 247 m3/ngày đêm
- Trên mạng lưới có bố trí các trụ cứu hỏa f100, với khoảng cách từ 120m - 150m/trụ. Tổng số trụ cứu hỏa gồm 04 trụ.
IV.2.5. Thoát nước mưa
- Thoát nước từ sân đường, vỉa hè, mặt đường được thu gom tại vị trí đặt hố ga thu nước xuống các tuyến ống dọc vỉa hè về các tuyến cống chính, thoát ra
File đính kèm:
- Mau Du An Dau Tu Khu Xu Ky Chat Thai Cn Nguy Hai.doc