Mẫu dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu

doc30 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 10505 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mẫu dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu 1.1 Giới thiệu chủ đầu tư: - Tên chủ đầu tư: công ty TNHH phú đạt - Hoà bình - Tên giao dịch: Công ty TNHH Phú Đạt - Hoà Bình - Số đăng ký kinh doanh: 25.02.000224. - Địa chỉ trụ sở chính: xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn - Hoà Bình. - Người đại diện: ông Kiều Đăng Ninh Chức vụ: Giám đốc công ty - Điện thoại: 018 820 428 Fax: 018 820 426 - Số tài khoản: 45510000007361 tại Ngân hàng ĐT&PT Hoà Bình - Ngành nghề kinh doanh: + Mua bán, xuất nhập khẩu lâm sản. + Sản xuất, gia công, mua bán đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ. + Trồng rừng. + Xây dựng các công trình dân dụng. + Kinh doanh xăng dầu. Chương I Những CĂN Cứ đầu tư mở rộng Dự áN 1. Căn cứ pháp lý Dự án đầu tư XD nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu tại xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình của công ty TNHH Phú Đạt được lập dựa vào các căn cứ sau: - Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/02/1998. - Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số03/1998/QH10 ngày 20/02/1998. - Nghị định số 35 ngày 29/03/2002 về việc sửa đổi bổ sung danh mục A,B và C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ - CP. - Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/06/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Quyết định số 31 ngày 25/11/2002 của UBND tỉnh Hoà Bình về ưu đãi đầu tư và thủ tục cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước vào tỉnh Hoà Bình. - Quyết định 2373/QĐ-UB ngày 23 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc cho phép Công ty TNHH Phú Đạt triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc tại xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn. - Công văn số 186/UBND-ĐC ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc cho phép Công ty TNHH Phú Đạt lập dự án đầu tư mở rộng. - QĐ số 1266/QĐ-UBND ngày 30/05/2007 của UBND tỉnh Hoà bình về việc thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cho công ty TNHH Phú Đạt thuê để thực hiện dự án. - Biên bản bàn giao đất ngày 04/06/2007 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hoà Bình….. 2- Kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc tại xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn. a) Những nội dung chính của dự án đã được phép triển khai thực hiện: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc tại xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn của Công ty TNHH Phú Đạt đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép triển khai thực hiện tại Quyết định số 2373/QĐ-UB ngày 23 tháng 11 năm 2004 bao gồm các nội dung sau: Tên dự án: Dự án sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc của Công ty TNHH Phú Đạt. - Mục tiêu dự án: + Chế biến lâm sản nguyên liệu + Sản xuất đồ mộc gia dụng, đồ mỹ nghệ - Công suất và sản phẩm của dự án. + Dăm gỗ tre băm : 1000 tấn/năm + Gỗ cốt pha thành khí: 8.500m3/năm + Khuôn cửa các loại: 1.200m3/năm + Sản phẩm mộc dân dụng: 2000sp/năm + Sản phẩm mộc cổ truyền và hàng mỹ nghệ 600sp/ năm - Công nghệ, thiết bị: Dự án sử dụng hệ thông máy móc thiết bị được sản xuất từ Đài Loan và ITALIA. Địa điểm thực hiện: Khu đất có diện tích khoảng 7,0 ha thuộc xóm Miễu và xóm Chùa - Quê Vải - xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình. - Quy mô đầu tư: các hạng mục đầu tư: * Địa điểm tại xóm Miễu: Công ty TNHH Phú Đạt đầu tư xây dựng các hạng mục: - Siêu thị đồ gỗ 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 1200 m2 - Văn phòng làm việc 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 500 m2 - Nhà kho diện tích chiếm đất khoảng 900 m2 - Sân thể thao cho CBCNV khoảng 2600 m2 - Nhà ở cho CBCNV 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 1800 m2 - Nhà ăn cho CBCNV khoảng 500 m2 - Còn lại là các hạng mục cây xanh và đường giao thông chiếm khoảng 10.000 m2 (có sơ đồ quy hoạch tổng thể kèm theo). * Địa điểm tại xóm Chùa và xóm Quê Vải: Công ty đầu tư xây dựng chủ yếu các hạng mục chính gồm: - Nhà điều hành làm việc 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 500 m2 - Xưởng sơ chế và tinh chế 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 6000 m2 - Xưởng lắp ráp hoàn thiện 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 6000 m2 - Xưởng sấy 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 2100 m2 - Nhà ăn ca 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 600 m2 - Nhà gara xe ôtô, xe máy diện tích chiếm đất khoảng 2000 m2 - Nhà thường trực diện tích chiếm đất khoảng 100 m2 - Nhà tắm vệ sinh diện tích chiếm đất khoảng 250 m2 - Trạm biến áp , - Cây xanh đường giao thông nội bộ và sân bãi để nguyên liệu. - Bể phòng cháy diện tích chiếm đất khoảng 1000 m2. - Kho để nguyên liệu diện tích chiếm đất khoảng 3000 m2. - Vốn đầu tư: 50.000.000.000 đ ( Năm mươi tỷ đồng) - Nguồn vốn tự có và huy động của doanh nghiệp - Tiến độ thực hiện : Ngay sau khi hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và giao đất của các cấp có thẩm quyền, thời gian hoàn thành Dự án đưa vào sử dụng dự kiến vào Quý IV năm 2008. 2- Kết quả bước đầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc tại xóm Miễu –xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn . - Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm đếm tài sản, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng theo qui định của Nhà nước. Đến ngày 24/05/2005 hoàn tất việc giao nhận đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở tài nguyên và Môi trường với diện tích thực tế là 9.731,5 m2 - San lấp, tạo mặt bằng xây dựng với khối lượng đào đắp 15.000 m2 đất giá trị tiền thực hiện 450 triệu đồng. - Xây lắp xong các hạng mục: Kè, tường rào, hệ thống thoát nước, nhà bảo vệ với giá trị thực tế là 300 triệu đồng. - Xây lắp xong thiết bị 2 nhà xưởng sản xuất có diện tích 2.000 m2, với giá trị thực hiện 1.600 triệu đồng. - Xây dựng xong nhà văn phòng làm việc có diện tích xây dựng 500 m2 với giá trị thực hiện 900 triệu đồng. - Xây dựng và lắp đặt lò sấy có diện tích 250 m2. với giá trị thực hiện là 700 triệu đồng. - Xây dựng và lắp đặt xong hệ thống cấp điện và cấp thoát nước giá trị thực hiện là 200 triệu đồng. - Xây dựng hạng mục nhà ăn, nhà vệ sinh, sân đường nội bộ, cây xanh lắp đặt thiết bị văn phòng với giá trị thực hiện là 1.000 triệu đồng. Đến nay tổng giá trị đã thực hiện đạt hơn 20.000 triệu đồng. 3) Sự cần thiết phải đầu tư mở rộng: Các hạng mục xây dựng trên khuôn viên gần một ha hiện nay chiếm tỷ lệ gần 70%. Với quy hoạch như vậy không có diện tích cây xanh, người lao động phải làm việc trong môi trường trật chội, ngột ngạt, khó khăn trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Hiện nay không có bãi tập kết gỗ, công ty đang phải sử dụng diện tích đất hành lang giao thông phía ngoài hàng rào nhà máy làm bãi chứa gỗ nguyên liệu gây cản trở giao thông, vi phạm luật giao thông đường bộ. Khi lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến lâm sản và đồ mộc Công ty xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ mộc dân dụng, dăm tre, dăm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là thị trường nội địa. Nhưng sau khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất một thời gian ngắn sản phẩm của công ty không những dành được thị phần đáng kể tại thị trường nội địa, mà sản phẩm bàn ghế ngoài trời của công ty được khách hàng nước ngoài đặc biệt là từ Châu Âu rất ưa thích. Hiện nay công ty đã ký được những hợp đồng tiêu thụ tại thị trường EU khối lượng từ 400-600m3 bàn ghế ngoài trời. Với quy mô sản xuất như hiện nay, sản lượng sản phẩm của công ty chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu, số còn lại sẽ phải mua gom của các cơ sở sản xuất bên ngoài. Do vậy công ty không chủ động được nguồn hàng đảm bảo tiêu chuẩn để giao cho khách hàng. Trước xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhu cầu sản phẩm ngày càng lớn, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Để sản phẩm của công ty chiếm được thị phần một cách vững chắc tại thị trường trong nước và quốc tế thì đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt, mẫu mã hàng hoá phải đẹp, cơ sở sản xuất cũng đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong lao động. Xuất phát từ những căn cứ trên thì việc đầu tư mở rộng dự án sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc thành Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng nội thất xuất khẩu là rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. 4- Mục tiêu dự án: Dự án đầu tư XD Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu là dự án đầu tư mở rộng từ cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc nhằm đạt được các mục tiêu sau: Đầu tư mở rộng và bổ sung về cơ sở vật chất nhằm đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sản phẩm nội thất và gỗ xây dựng ngày càng cao của thị trường trong nước và thị trường thế giới. Đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất, lò sấy, máy móc thiết bị sản xuất đồng bộ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường và an toàn trong lao động, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án. Tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động tại điạ phương và các vùng lân cận, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chương II Lựa chọn hình thức đầu tư, nội dung đầu tư 1. Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư XD Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu là Dự án đầu tư mở rộng từ cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và đồ mộc. 2. Nội dung đầu tư: - Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu được đầu tư với các nội dung chủ yếu sau: - Về không gian thuê đất, mở rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà làm việc và điều hành sản xuất, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và thành phẩm, nhà ăn ca và nghỉ trưa cho cán bộ công nhân, nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm, đường đi, khuôn viên cây xanh; điều chỉnh quy hoạch các hạng mục khu vực đã được phép thực hiện triển khai. 3. Quy mô đầu tư: * Địa điểm tại xóm Miễu: Công ty TNHH Phú Đạt đầu tư xây dựng các hạng mục: - Siêu thị đồ gỗ 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 1200m2 - Văn phòng làm việc 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 500m2 - Nhà kho diện tích chiếm đất khoảng 900m2 - Sân thể thao cho CBCNV khoảng 2600m2 - Nhà ở cho CBCNV 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 1800m2 - Nhà ăn cho CBCNV khoảng 500m2 - Còn lại là các hạng mục cây xanh và đường giao thông chiếm khoảng 10.000 m2 (có sơ đồ quy hoạch kèm theo). * Địa điểm tại xóm Chùa và xóm Quê Vải: Công ty đầu tư xây dựng chủ yếu các hạng mục chính gồm: - Nhà điều hành làm việc 3 tầng diện tích chiếm đất khoảng 500 m2 - Xưởng sơ chế và tinh chế 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 6000 m2 - Xưởng lắp giáp hoàn thiện 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 6000m2 - Xưởng sấy 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 2100 m2 - Nhà ăn ca 1 tầng diện tích chiếm đất khoảng 600m2 - Nhà gara xe ôtô, xe máy diện tích chiếm đất khoảng 2000 m2 - Nhà thường trực diện tích chiếm đất khoảng 100 m2 - Nhà tắm vệ sinh diện tích chiếm đất khoảng 250 m2 - Trạm biến áp , Quy mô diện tích đất của hạng mục cây xanh, sân phơi và đường giao thông sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với diện tích đất thực tế sau khi thực hiện đo vẽ ngoài thực tế. Chương III Địa điểm đầu tư và phương án giải phóng mặt bằng 1.Lựa chọn địa điểm Dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản và đồ mộc đã được thực hiện đầu tư tại xóm Miễu, xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trên khuôn viên đất 9.731,5 m2; Khu đất dự kiến thực hiện Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu gần liền kề với khu vực Dự án giai đoạn một ( cách một con suối nhỏ và một khu vực cách khoảng 4.5 km) với những đặc trưng về địa điểm như sau: a.Vị trí địa lý và giới hạn khu đất: * Khu đất giáp gianh với dự án: Khu đất xây dựng có diện tích khoảng 1,8 ha tại xóm Miễu – xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình Phía nam giáp đường cao tốc láng- Hoà Lạc kéo dài; Phía bắc giáp cánh đồng khu vực dân cư xã Tiến Xuân Phía đông giáp cánh đồng xã Tiến Xuân Phía tây giáp suối và khu vực Dự án đã triểm khai * Khu đất cách Dự án 4.5km: Khu đất này có diện tích khoảng 5 ha tại xóm Chùa và xóm Quê Vải xã Tiến Xuân – huyện Lượng Sơn – tỉnh Hoà Bình,. Phía bắc giáp đường liện tỉnh Hà Tây và Hoà Bình Phía đông giáp cánh đồng xã Tiến Xuân Phía nam giáp cánh đồng và dân cư xã Tiến Xuân Phía Tây giáp cánh đồng và dân cư xã Tiến Xuân Địa hình: * Địa điểm giáp gianh với Dự án: Địa hình khu vực có độ thấp hơn cao độ đường láng Hoà Lạc kéo dài từ 2 m đến 2,5 m, là đất trồng lúa một vụ có năng xuất thấp. * Địa điểm cách Dự án 4,5 km: Địa hình khu vực này có độ ngang bằng với cao độ đường liên tỉnh Hà Tây và Hoà Bình là đất trồng lúa hai vụ và đất trồng hoa màu. c. Đặc điểm khí hậu: - Khu vực xã Tiến Xuân – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu miền bắc Việt Nam mang tính chất đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm. - Mùa mưa thường từ tháng 5 đến thàng 10, lượng mưa trập trung vào tháng 7,8,9 chiếm 70% lượng mưa cả năm. Hướng gió chủ đạo là gió Đông- Nam. Mùa đông ít mưa, thời tiết giá rét, gió chủ đạo là gió Đông – Bắc. Vào tháng 1,2 thường có mưa phùn, đầu đông thời tiết hanh khô, giữa đông và cuối đông thời tiết rất ẩm ướt. - Đặc điểm khí hậu: + Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,30C + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm : 27,20C + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20,70C + Độ ẩm không khí trung bình năm : 89% + Lượng mưa trung bình năm : 1893mm d. Địa chất công trình, địa chấn, địa chất thuỷ văn: - Địa chất công trình chung của khu vực có cương độ khá cao và ổn định R>2km/cm2. - Địa chấn: khu vực xã Tiến Xuân – Lương Sơn – Hoà Bình nằm trong vùng động đất cấp 8 ( tài liệu viện khoa học Việt Nam) - Địa chất thuỷ văn: Nằm trong vùng phát triểm hỗn hợp, nước ngầm kém phong phú. - Địa chất khoáng sản: khu vực quy hoạch không có các điểm mỏ, quặng. - Bên cạnh khu vực nghiên cứu có một nhánh suối chảy qua. Đây là nhánh suối nhỏ thường được sử dụng để cung cấp nước tưới và tiêu nước cho khu ruộng. Vào mùa mưa khi có mưa to có thể gây ngập hai bên bờ suối vì lòng suối rất nhỏ nhưng rút nhanh. 2. Hiện trạng điạ điểm khu vực: Trong khu vực thiết kế chủ yếu là khu ruộng trũng không có hộ dân sinh sống. Dân số xung quanh khu vực chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, còn lại là thương mại dịch vụ dạng cá thể. Không có các công trình công cộng, cây xanh và các công trình thể dục thể thao. Các Dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan: Đường cao tốc Láng Hoà Lạc kéo dài, Đường đi qua phía tây nam khu đất xây dựng. Phía bên kia đường cao tốc có đường ống dẫn nước từ nhà máy nước Kỳ Sơn cung cấp nước sạch cho Hà Nội và cho chuỗi đô thị Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây và Dự án khu biệt thự nhà vườn của Công ty TNHH Xuân Cầu, khu đô thị mới Tiến Xuân - Đông Xuân. Đây là khu vực nông thôn, kinh tế nông lâm nghiệp, làng xóm thưa thớt, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, thích hợp cho việc xây dựng nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất xuất khẩu. 3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng: Phương án và nguyên tắc: Sau khi được phép thực hiện Dự án và quyết định thu hồi và giao đất để thực hiện Dự án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình và theo yêu cầu tiến độ đầu tư, Công ty TNHH Phú Đạt phối hợp với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng huyện Lương Sơn, Sở Tài Nguyên Môi Trường Hoà Bình, Sở Tài Chính Hoà Bình tiến hành đo đạc địa chính, kiểm đếm, lập phương án đền bù. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng sẽ kiểm đếm lập phương án bồi thường đến từng chủ sử dụng đất. Việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước, của tỉnh Hoà Bình và đơn giá tại thời điểm tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng. Lập phương án đền bù bồi thường đất chủ yếu bằng tiền theo đơn giá của UBND Tỉnh ban hành tại thời điểm tiến hành đền bù. Việc bồi thường phải đủ điều kiện và đúng quy cách về đối tượng: tài sản được bồi thường phải đang tồn tại và đúng giá trị tài sản còn lại vào thời điểm bồi thường. Thực hiện bồi thường phải đảm bảo công bằng, chính xác, nhanh chóng tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt. Việc bồi thường cây cối hoa màu được xác định theo từng loại cây trồng, cụ thể đang sản xuất kinh doanh trên diện tích được bồi thường. Đối với vật kiến trúc như nhà cửa, công trình kiến trúc gắn liền với đất hiện có trên đất tại thời điểm bồi thường, người được bồi thường phải là chủ sở hữu hợp pháp vật kiến trúc đó. Ngoài việc bồi thường đất đai, vật thể kiến trúc và tài sản gắn liền với đất người được bồi thường còn được hưởng các hỗ trợ theo quy định của Tỉnh và Nhà Nước. Việc đền bù chỉ thực hiện một lần. Người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo từng trường hợp cụ thể do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xác định. Mọi tranh chấp khiếu nại về đền bù phải được giải quyết kịp thời. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, đơn khiếu nại sẽ không được chấp nhận. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định di chuyển để giải phóng mặt bằng giao đất đúng thời gian quy định của UBND tỉnh. a.Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng: Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ tư vấn giúp việc cho Hội đông. Thành phần Hội đồng GPMB và tổ tư vấn gồm đại diện của địa phương, đại diện một số ban nghành chức năng của tỉnh và đại diện chủ đầu tư. b. Hoạt động của Hội đồng đền bù GPMB: - Sau khi có quyết định thành lập hội đồng đền bù GPMB, Hội đồng sẽ tiến hành họp và phân công nhiệm vụ các thành viên và thành lập tổ tư vấn. Tổ tư vấn có nhiệm vụ: + Điều tra xác minh lập hồ sơ từng lô đất, từng công trình, số hộ dân, nhân khẩu… + Tính toán chi tiết khối lượng và số tiền đền bù cho từng đối tượng cụ thể. Lập bảng khối lượng và số tiền đền bù. + Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ thực hiện Dự án và phương án đền bù kết hợp với điều tra thực tế, tổ công tác sẽ xây dựng phương án chi tiết về đền bù, giải phóng mặt bằng đúng theo chế độ chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt. - Kinh phí đền bù GPMB do Chủ đầu tư cấp theo tiến độ trong phương án chi tiết về đền bù giải phóng mặt bằng đã được UBND tỉnh phê duyệt Chương IV Chương trình và các yếu tố cần đáp ứng 1- Lựa chọn quy mô, công suất Với quy mô đầu tư như mô tả trên, dự kiến Dự án sẽ sản xuất các sản phẩm với công xuất như sau: - Gỗ thành khí, gỗ xây dựng: 12.500 m3/năm - Hàng nội thất cao cấp : 8.000sản phảm/năm ( trong đó xuất khẩu hàng tháng khoảng 6 hoặc7 công ten nơ ứng với khoảng 220 đến 260 m3) - Khuôn cửa gỗ đơn và kép + cửa các loại: 1.200 m/ năm - Mộc cổ truyền và hàng mỹ nghệ : 600 sản phẩm/năm - 03 cột bơm xăng dầu - Sản phẩm mộc dân dụng: 2.000 sp/năm - Dăm gỗ : 1.000 tấn/năm 2. Chương trình sản xuất và các yếu tố đáp ứng: a- Nguyên liệu chính (gỗ) và giải pháp đảm bảo; Sản phẩm Nhà sản xuất chế biến đa dạng các loại, nhu cầu cần rất nhiều nguyên liệu: - Gỗ nguyên liệu giấy: Chủ yếu gõ rừng trồng: keo, bạch đàn, bồ đề, luồng, tre…chủ yếu mua tại địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. - Gỗ làm hàng xuất khẩu, đồ mộc dân dụng và hàng mỹ nghệ: nhu cầu các loại gỗ tự nhiên, gỗ rừng trồng từ nhóm III đến nhóm V và gõ nhập khẩu từ các nước Đông Nam á. Hoà Bình là một tỉnh miền núi có diện tích rừng khoảng 200.000ha, ngoài ra khu vực Dự án gần thủ đô Hà Nội và Đồng bằng Bắc bộ rất thuận lợi giao thông nên việc vận chuyển gỗ nhập khẩu từ cảng biển Hải Phòng hay tư gia đường sắt thuận lợi, với cự ly vừa phải nên chi phí vận chuyển có thể chấp nhận được. b. Cấp nước Nước chủ yếu cần cho nhu cầu sinh hoạt của người lao động làm việc trong Dự án và nước phục vụ vệ sinh công nghiệp nên khối lượng không lớn. Nhu cầu hàng ngày sử dụng khoảng 40 m3, xác định bể chứa: 200 m3 dùng để cung cấp nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Nguồn cấp nước trước mắt sẽ sử dụng nguồn nước ngầm, khai thác từ mạch sâu, bơm lên bể, sau khi được xử lý cơ học và hoá chất mới được cung cấp cho sinh hoạt. Gần khu vực Dự án có đường ống cấp nước từ nhà máy nước Kỳ Sơn cung cấp cho Hà Nội và chuỗi đô thị Xuân Mai- Miéu Môn- Sơn Tây. Sau khi đường ống cấp nước trên đi vào khai thác dự án sẽ sử dụng nước từ nguồn cung cấp này. c.Cấp điện Hiện trạng điện: Công ty đã đầu tư xây dựng một trạm biến áp có dung lượng 560 KVA và được cấp nguồn từ trạm 110/35/22 KV Lương Sơn. Công xuất tính toán toàn bộ dự án khoảng 2000 KW. Giải pháp cấp điện: Cải tạo trạm biến áp đã đầu tư thành trạm biến áp có dung lượng 560 KVA. d.Thị trường tiêu thụ; Sản phẩm của Dự án là đồ gỗ sẽ được tiêu thụ tại thị trường trong nước và có một khối lượng lớn để xuất khẩu. 3. Công nghệ và máy móc thiết bị: a. Công nghệ sản xuất; Lắp đặt các dây truyền chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất xuất khẩu tự động và bán tự động; gồm các thiết bị cụ thể: - Máy cưa nghiêng trục: dùng để phách gỗ đã qua sử lý theo chiều dài mong muốn. Trục lưỡi cưa nghiêng được 450 nên có thể sử dụng để cắt góc cắt mòi. - Máy cưa lọng: Sử dụng để vanh các chi tiết cong như huỳnh, đai, đố cửa. - Máy cưa đu: Dùng để cắt pha gỗ chính xác các chi tiết, có thể cắt ngang, cắt chéo, xẻ dọc hoặc soi rãnh…nhờ các khớp quay có kết cấu rất hợp lý trên máy, cành tay đòn quay 450 sang trái hoặc sang phải, đầu môtơ nghiêng được từ 0 – 180 0 và từ 0 - 900. - Máy bào thẩm: Dùng đẻ bào phẳng mặt dưới của phôi. - Máy bào cuốn: Dùng để thảm mặt trên và quyết định chiều dày của phôi sau khi đã qua máy bào thẩm. - Máy tubi đứng một trục: Dùng để đánh huỳnh, đai và cái cửa, tạo các trục Profile theo mong muốn. - Bộ cuốn phôi tự động: ( Lắp trên máy tu bi trục đứng) có nhiệm vụ đẩy phôi đi. - Máy làm mộng đa năng: Dùng để tạo mộng đơn và mộng kép đảm bảo tính lắp lẫn với phần đã chạy trên máy trục đứng. - Máy đục mộng vuông: Chuyên dùng để đục các lỗ mộng âm, với các kích thước mũi đục từ 6 đến 16 mm, phù hợp với các chi tiết lắp ghép của đồ mộc nội thất. - Máy Router cao tốc trục trên: Có tính năng soi các đường chỉ trang chí, bóc nền tạo các hoa văn trang trí trên các bề mặt của sản phẩm. - Máy khoan đứng 16 đầu và ngang 6 đầu: Dùng để khoan các lỗ mộng lắp ghép phục vụ cho sản xuất nội thất như đai cửa, mặt bàn, vách tủ, chân ghế… - Máy chuốt chốt: Dùng để tạo chi tiết tròn có đường kính từ 6 đến 18mm. - Máy cắt chốt: Các chi tiết tròn sau khi chuốt có chiều dài bất kỳ, do vậy thường sử dụng máy cắt chốt nhằm đạt được kích thước theo tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm. - Máy làm mộng ôvan dương: Dùng để phay mộng ôvan dương, đầu dao có thể quay được nhiều góc độ khác nhau, cho phép cắt được nhiều loại mộng như: mộng đứng, mộng ngang hoặc nghiêng 450. - Máy làm mộng ôvan âm :Tạo ra những mộng âm theo hình dáng mà máy làm mộng dương đã tạo ra. -Máy trà nhám thùng tự động: Dùng để đánh phẳng bề mặt của sản phẩm. - Máy trà nhám góc, cạnh, chà nhám cong, thùng: có tác dụng đánh nhẵn các cạnh của sản phẩm, đánh các đường cạnh cong mà máy trà nhám thẳng không làm được. - Máy đánh mộng hai đầu, máy cắt phay hai đầu, máy bào 4 mặt 7 trục. - Máy mài dao phẳng: Dùng để mài các dao phẳng chạy trên máy bào như: Dao bào thẩm, dao bào cuốn. - Máy mài dao đa năng: Dùng mài các lưỡi cưa, dao hợp kim như: Dao bào 4 mặt, dao huỳnh, dao cửa. b- Danh mục máy móc thiết bị: TT Tên máy Nước sản xuất Số lượng Ghi chú 1 Máy phay một trục Đài Loan 04 2 Máy phay trục đứng có bàn trượt Đài Loan 04 3 Máy làm mộng Finger Đài Loan 04 4 Máy phay cao tốc Đài Loan 04 5 Máy bào hai mặt có hiển thị số Đài Loan 04 Máy chính 6 Máy làm mộng một đầu Đài Loan 04 7 Máy trà nhám thùng 60 Đài Loan 04 Máy chính 8 Máy mài dao thẳng Đài Loan 04 9 Máy mài dao cụ hợp kim Đài Loan 04 10 Máy làm mộng ovan âm thẳng Đài Loan hoặc Italia 04 Máy chính 11 Máy cắt chốt Đài Loan 04 12 Máy đục mộng cửa chớp Đài Loan 04 13 Máy bào bốn nhỏ bốn trục dao Đài Loan 04 14 Máy phay rãnh chớp Đài Loan 04 15 Máy dán cạnh Đài Loan 04 16 Máy xén cạnh Đài Loan 04 17 Máy dán xén tự động Đài Loan 04 18 Khoan tự động cỡ nhỏ 21 mũi, có khả năng nghiêng đầu khoan Đài Loan 04 19 Khoan hai mặt hai cụm khoan đứng và một khoan ngang Đài Loan 04 20 Máy khoan gắn bản lề tự động Đài Loan 04 21 Cong đoạn dán phun tấm đã soi bề mặt Đài Loan 04 22 Máy dán định hình dùng màng ép và hút chân không Đài Loan 04 23 Hệ thồng phun keo thủ công Đài Loan 04 24 Công đoạn đánh nhẵn sơn Đài Loan 04 25 Máy đánh nhẵn Đài Loan 04 26 Máy đánh nhẵn kiều dao động Đài Loan 04 27 Tháp sơn Đài Loan 04 28 Hệ thống phun sơn áp lực cao, không dùng khí nén Đài Loan 04 29 Máy làm sạch hai mặt Đài Loan 04 30 Máy sơn lót hai mặt kiều rulô Đài Loan 04 31 Máy sơn phue bề mặt kiểu rulô Đài Loan 50 32 Máy sấy UV Đài Loan 50 33 Thiết bị sấy sơn Đài Loan 04 34 Hệ thống băng chuyền Đài Loan 04 35 Công đoạn lắp ráp, hoàn thiện, đóng gói Đài Loan 04 36 Dây truyền lắp ráp sản phẩm dạng hộp Đài Loan 08 37 Máy lắp ráp sản phẩm dạng tấm Đài Loan 100 38 Hệ thống đóng gói Đài Loan 03 39 Tháp thu hồi bụi sơn Đài Loan 04 40 Bộ gia nhiệt phòng sấy Đài Loan

File đính kèm:

  • docMau Du An Dau Tu Xay Dung Nha May Che Bien Go.doc
Mẫu đơn liên quan