Mẫu dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ hầm lò

Mẫu dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ hầm lò http://www.maudon.vn/mau-don/preview-1393/ Type: doc -----------------------------------------------------------------------------------

doc4 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ hầm lò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC SỐ 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn) DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỎ HẦM LÒ Phần I. Thuyết minh dự án Mục lục TT Tên Chương mục Số trang I Khái quát chung về Dự án 1 Chương 1. Nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm 2 Chương 2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư 3 Chương 3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng và nhu cầu sử dụng đất 4 Chương 4. Cung cấp nguyên, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác II Giải pháp kỹ thuật 5 Chương 5. Các giải pháp kỹ thuật khai thác mỏ 5.1. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường. 5.2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ 5.3. Khai thông, chuẩn bị khai trường và kế hoạch khai thác 5.4. Các giếng mỏ, sân ga và hầm trạm bên giếng 5.5. Thiết bị nâng, vận tải qua giếng 5.6. Hệ thống khai thác, cơ giới hoá khai thác và đào lò chuẩn bị 5.7. Vận tải trong lò, chèn lấp lò (nếu có) 5.8. Thông gió mỏ, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp 6 Chuơng 6. Các giải pháp về chế biến khoáng sản, sửa chữa cơ điện, kho tàng và mạng hạ tầng kỹ thuật 6.1. Chế biến khoáng sản. 6.2. Sửa chữa cơ điện, kho tàng 6.3. Mạng hạ tầng kỹ thuật (cung cấp điện, nước, khí nén, thông tin liên lạc, tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị) 7 Chương 7. Tổng mặt bằng xây dựng, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất của mỏ 7.1. Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng 7.2. Bảo vệ môi trường và khôi phục môi sinh 7.3. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động 7.4. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư III Phân tích tài chính 8 Chương 8. Vốn đầu tư 9 Chương 9. Hiệu quả kinh tế. IV Kết luận và kiến nghị MỞ ĐẦU Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành dự án, xuất xứ và sự cần thiết lập dự án. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1- Chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc - Tên chủ đầu tư: - Địa chỉ liên lạc: - Điện thoại: . . . . . ., Fax: . . . . . - Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư): - Giấy phép khai thác mỏ (nếu đã có) 2. Cơ sở để lập Dự án đầu tư xây dựng công trình 2.1. Cơ sở pháp lý lập Dự án Văn bản phê duyệt Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án quan trọng quốc gia); Văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, trong đó dự án có trong danh mục đầu tư hoặc văn bản thoả thuận bổ sung quy hoạch, thoả thuận chủ trương đầu tư của dự án (đối với dự án nhóm A). 2.2. Tài liệu cơ sở Tài liệu cơ sở lập dự án gồm: tài liệu khảo sát, thăm dò địa chất, thoả thuận về địa điểm, nguồn đấu nối điện, nước, giao thông và tài liệu thiết kế của các giai đoạn trước (nếu có). Chương 1. Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm 1.1. Nhu cầu thị trường Xác định vị trí và vai trò của sản phẩm dự án trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước hoặc trong Quy hoạch ngành (nếu đã có). 1.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm - Phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, giá cả, điều kiện mạng lưới tiêu thụ. Các ràng buộc về pháp lý của việc kinh doanh, cung ứng, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Sự thay thế đối với sản phẩm nhập ngoại cùng mã hiệu, chất lượng và cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại cùng mã hiệu, chất lượng hoặc cùng tính năng, tác dụng. - Phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, giá cả, điều kiện, mạng lưới tiêu thụ. Các ràng buộc về pháp lý của nước nhập khẩu sản phẩm về việc kinh doanh, cung ứng, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. - Tổng hợp khả năng tiêu thụ trong nước và nước ngoài đối với sản phẩm lựa chọn sẽ đầu tư sản xuất. - Kết luận về nhu cầu thị trường, điều kiện và khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm lựa chọn. Chương 2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư 2.1. Sự cần thiết phải đầu tư Các chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển ngành, những ưu tiên được phân định. 2.2. Mục tiêu đầu tư, chương trình sản xuất và yêu cầu phải đáp ứng 2.2.1. Mục tiêu đầu tư khai thác khoáng sản: đáp ứng như cầu trong nước, cho xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu. 2.2.2. Chương trình sản xuất, các yêu cầu phải đáp ứng - Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và/hoặc yêu cầu của khách hàng. - Chương trình sản xuất. Chương 3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình. Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất 3.1. Hình thức đầu tư và quản lý dự án 3.1.1. Hình thức đầu tư Xác định hình thức đầu tư: Đầu tư mới hay nâng cấp, mở rộng. 3.1.2. Hình thức quản lý dự án: Luận giải và lựa chọn hình thức quản lý dự án, ví dụ như: - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án - Hỗn hợp cả 2 hình thức trên. Trong trường hợp này, cần phân tích và xác định công việc cụ thể đối với từng hình thức quản lý dự án. 3.2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất 3.2.1. Địa điểm xây dựng công trình: Luận giải và xác định địa điểm xây dựng công trình. 3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất: Xác định nhu cầu sử dụng đất, tổng diện tích, cơ cấu đất sử dụng, tiến độ sử dụng đất.. Chương 4. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác Tính toán, luận giải và xác định các nhu cầu đầu vào và các giải pháp bảo đảm Trên cơ sở dự kiến sản lượng hàng năm của mỏ cũng như toàn bộ trang thiết bị mua sắm, lắp đặt, cần tính toán các nhu cầu đầu vào phải đáp ứng cho hoạt động khai thác mỏ và chế biến khoáng sản như: cung cấp điện, nước, nguyên nhiên liệu (nếu có) và nêu ra các giải pháp đáp ứng để lựa chọn. II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT (Tóm tắt kết quả phân tích và lựa chọn của Thiết kế cơ sở) Chương 5. Các giải pháp kỹ thuật khai thác mỏ của phương án chọn 5.1. Tài nguyên, Biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất, trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ. 5.2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu kết quả xác định chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ. 5.3. Khai thông, chuẩn bị khai trường và kế hoạch khai thác: Nêu tóm tắt kết quả lựa chọn phướng pháp khai thông, chuẩn bị khai trường và kế hoạch khai thác mỏ. 5.4. Các giếng mỏ, sân ga và hầm trạm bên giếng: Nêu tóm tắt giải pháp lựa chọn về các giếng mỏ, sân ga và hầm trạm bên giếng. 5.5. Thiết bị nâng, vận tải qua giếng: Mô tả tóm tắt giải pháp lựa chọn thiết bị nâng, thiết bị vận tải qua giếng. 5.6. Hệ thống khai thác, cơ giới hoá khai thác và đào lò chuẩn bị: Mô tả tóm tắt các giải pháp lựa chọn về hệ thống khai thác, cơ giới hoá khai thác đào lò chuẩn bị và chèn lấp lò (nếu có). 5.7. Vận tải trong lò: Mô tả tóm tắt giải pháp về vận tải trong lò, lựa chọn đầu máy và xe gòong (nếu sử dụng). 5.8. Thông gió mỏ, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp: Nêu tóm tắt kết quả xác định của Thiết kế cơ sở về thông gió mỏ, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp. Chuơng 6. Các giải pháp về chế biến khoáng sản, sửa chữa cơ điện, kho tàng và mạng hạ tầng kỹ thuật 6.1. Chế biến khoáng sản: Nêu kết quả xác định giải pháp về chế biến khoáng sản. 6.2. Sửa chữa cơ điện, kho tàng: Nêu kết quả xác định giải pháp về sửa chữa cơ điện và kho tàng phục vụ sản xuất mỏ. 6.3. Mạng hạ tầng kỹ thuật (cung cấp điện, nước, khí nén, thông tin liên lạc, tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị): Nêu các kết quả xác định giải pháp về mạng hạ tầng kỹ thuật. Chương 7. Tổng mặt bằng xây dựng, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất của mỏ 7.1. Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp lựa chọn, bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của Thiết kế cơ sở. Nêu giải pháp và lịch biểu tổ chức xây dựng của Dự án. Mô tả các giải pháp kiến trúc xây dựng Thiết kế cơ sở đã lựa chọn. 7.2. Bảo vệ môi trường và khôi phục môi sinh: xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giải pháp xử lý chúng (Chương này cần nêu các giải pháp chính đã đề cập trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường). 7.3. Tổ chức quản lý sản xuất mỏ và bố trí lao động: Xác định sơ đồ và mô hình quản lý mỏ. Biên chế và bố trí lao động. 7.4. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư; Xác định khối lượng công tác giải phóng mặt bằng, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chương 8. Vốn đầu tư 8.1. Vốn đầu tư Xác định tổng mức đầu tư của dự án bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí xây dựng. - Chi phí thiết bị - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. - Chi phí quản lý dự án và chi phí khác (trong đó không bao gồm: Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất và Lãi vay trong thời gian XDCB). - Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất - Lãi vay trong thời gian XDCB - Chi phí dự phòng Nội dung cụ thể của các khoản mục đầu tư và phương pháp lập tổng mức đầu tư thực hiện theo Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án cải tạo, mở rộng hoặc dự án có sử dụng lại tài sản hiện có cần xác định và phân ra: vốn hiện có sử dụng lại, vốn đầu tư mới đối với từng khoản mục chi phí đầu tư. 8.2. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ huy động vốn Xác định cụ thể các nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn tự có, vốn vay, vốn góp, vốn ngân sách cấp (nếu có) và các nguốn vốn khác. Cơ cấu nguốn vốn cần phân ra vốn nội tệ và ngoại tệ (nếu có) và quy chuyển tương đương về vốn nội tệ tại thời điểm tính toán. Xác định tiến độ huy động vốn theo các nguồn vốn trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Chương 9. Hiệu qủa kinh tế 9.1. Giá thành Nêu cơ sở và phương pháp xác định giá thành đơn vị của sản phẩm, các thông số tính toán, kết quả tính toán giá thành theo các yếu tố chi phí sản xuất. 9.2. Hiệu quả kinh tế Nêu cơ sở tính giá bán, doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nêu cơ sở và phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế, các thông số tính toán gồm các bảng biểu về sản lượng tiêu thụ, doanh thu. Cân đối tài chính cho cả đời dự án, tính toán lỗ lãi. Xác định hiệu quả đầu tư (tài chính): NPV (Giá trị hiện tại thực), IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ). Thời gian thu hồi vốn. Tính toán độ nhạy của dự án theo biến động của các yếu tố đầu vào (của chi phí sản xuất, giá thành) và đầu ra (giá bán, doanh thu). Đánh giá mức độ rủi ro của Dự án. Nêu kết luận và kiến nghị của phần phân tích kinh tế - tài chính 9.3. Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nêu các kết luận chủ yếu về tài nguyên, quy mô công suất, tính hợp lý và khả thi về các giải pháp kỹ thuật lựa chọn, khả năng thu xếp vốn, hiệu quả và độ rủi ro của dự án. Nêu các kiến nghị về cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu để thực hiện dự án

File đính kèm:

  • doc0. Mau Du An Dau Tu Xay Dung Cong Trinh Mo Ham Lo.doc
Mẫu đơn liên quan