Mẫu dự án đầu tư trung tâm chăm sóc sức khỏe nhà máy nghiên cứu sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng

doc78 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mẫu dự án đầu tư trung tâm chăm sóc sức khỏe nhà máy nghiên cứu sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP.HCM - Tháng 11 năm 2011 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM GDCSSK & NHÀ MÁY NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DỤNG CỤ TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ĐỊA ĐIỂM : TP. HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐẦU TƯ : CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM GDCSSK & NHÀ MÁY NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DỤNG CỤ TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP CHỦ ĐẦU TƯ TP.HCM - Tháng 11 năm 2011 NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Tên tổ chức :Trung tâm Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Phước Vinh E-mail : Địa chỉ : Tp.HCM Đại diện pháp luật : I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng. Địa điểm xây dựng : Trung tâm hướng nghiệp GDCSSK TPHCM. Địa điểm xây dựng : Tp.HCM  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới I.3. Cơ sở pháp lý Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Quyết định 4308/QĐ-BYT ngày 6/11/2009 ban hành Quy trình thanh tra trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thông tư 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 hướng dẫn việc nhập khẩu trang thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành ; Thông tư 13/2002/TT-BYT ngày 13/12/2002 hướng dẫn điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành ; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình và sản xuất thiết bị y tế. CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ II.1. Mục tiêu của dự án Dự án “Hướng nghiệp Giáo dục Chăm sóc sức khỏe và Nghiên cứu Sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ Cộng đồng” bao gồm: một Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe và một Nhà máy Nghiên cứu Sản xuất. II.1.1. Mục tiêu chung của dự án Việc đầu tư xây dựng dự án “Hướng nghiệp Giáo dục Chăm sóc sức khỏe và Nghiên cứu sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng” nhằm hỗ trợ đào tạo và tạo công ăn việc làm cho trẻ đường phố, trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật theo phương châm “cho cần câu chứ không cho cá”. Đồng thời, nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Việt Nam về các thiết bị y tế sản xuất trong nước có chất lượng cao thay thế hàng ngoại nhập. II.1.2. Mục tiêu của Trung tâm GDCSSK Trung tâm Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe được xây dựng nhằm hỗ trợ học viên học phí học nghề trong 5 năm, giúp 350 học viên khuyết tật, mồ côi, nghèo có hoàn cảnh khó khăn về chi phí ăn, ở, học nghề trong 5 năm. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ về mặt tâm lý, đào tạo kỹ năng sống, dạy nghề và tìm việc làm cho các cháu sau khi ra khỏi trung tâm. Trung tâm còn hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ và giáo dục viên của trung tâm, hỗ trợ các thủ tục hành chính cho các cuộc viếng thăm dự án của tổ chức, các nhà tài trợ hảo tâm được diễn ra thuận lợi và đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tổ chức quản lý các nguồn hỗ trợ kinh phí cho dự án. Chịu trách nhiệm với phía tài trợ của mình về tất cả các khoản chi phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích yêu cầu của dự án, mọi khoản thu chi đều lập thành báo cáo và thông qua ban điều hành. Thực hiện quyết toán chi phí các chứng từ hồ sơ quyết toán chuyển giao thông qua ban kiểm tra. II.1.3. Mục tiêu của Nhà máy nghiên cứu sản xuất Nhà máy nghiên cứu sản suất được xây dựng nhằm sản xuất các thiết bị vật tư y tế cho người khuyết tật phục vụ cộng đồng như: cáng cứu thương cải tiến, xe lăn, khung tập đi,…và tạo công ăn việc làm cũng như tổ chức thực hành cho các học viên học nghề. Bên cạnh đó, còn tạo thêm nguồn kinh phí để Trung tâm giáo dục chăm sóc sức khỏe hoạt động tốt hơn, góp phần tích cực hơn nữa cho công tác xã hội của dự án. II.2. Sự cần thiết phải đầu tư Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kinh tế thị trường làm cho con người luôn có những bất an về mặt xã hội và vì vậy, nhu cầu an sinh xã hội ngày càng cao.Vấn đề an sinh xã hội hiện đang được Nhà nước quan tâm và chú trọng nhưng còn khá hạn chế. Theo Thống Kê, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương đương 7.8% dân số, tỷ lệ người khuyết tật chung cả nước là 15,3%. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%). Tỷ lệ trẻ khuyết tật nữ cao hơn nam (16,58% so với 13,69%). Trẻ em đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em cũng như không nhận biết được về rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự hướng dẫn của người lớn. Rất nhiều trẻ phải chịu những áp lực căng thẳng từ việc kiếm sống hàng ngày khiến cho không ít trẻ đã phạm pháp hoặc tham gia vào các băng nhóm không lành mạnh. Bên cạnh đó, một số trẻ còn bị đem bán và kinh doanh bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ nước ta. Những em gái thường gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm hơn vì các em thường là đối tượng của việc xâm phạm tình dục. Còn trẻ khuyết tật là trẻ có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần vì thế đã gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở trẻ khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) thì khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp, 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề; và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo. Theo một cuộc điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 35% người khuyết tật trong độ tuổi lao động đang có việc làm trong khi đó 78% người khuyết tật trong độ tuổi lao động không có việc làm. Hai phần ba trong số người khuyết tật thất nghiệp nói rằng họ muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc. Vì vậy, dự án “Hướng nghiệp Giáo dục Chăm sóc sức khỏe và Nghiên cứu Sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ Cộng đồng” là rất cần thiết. Ở đó, trẻ sẽ được sống một cách thoải mái, được vui chơi, được học hành, và điều quan trọng nhất, trẻ sẽ học được cách để hòa nhập vào cộng đồng và làm việc cống hiến cho xã hội, biến mình thành người có ích hơn nữa. II.3. Thời gian triển khai dự án đầu tư Dự án sẽ được triển khai dự kiến là 5 năm cho trẻ khuyết tật, mồ côi và đường phố không nơi nương tựa, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nếu sau thời gian dự kiến, dự án có nhiều kết quả tốt đẹp và thuận lợi, trung tâm sẽ tiến hành nhân rộng quy mô. II.4. Nguồn vốn đầu tư Dự án được triển khai từ nguồn vốn tự có của Trung tâm giáo dục – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Phước Vinh và các nguồn vốn viện trợ khác trong và ngoài nước. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ III.1. Điều kiện tự nhiên III.1.1. Vị trí địa lý Dự án “Hướng nghiệp Giáo dục Chăm sóc sức khỏe và Nghiên cứu Sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ Cộng đồng” bao gồm: một Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe và một Nhà máy Nghiên cứu Sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng. Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe được xây dựng tại 292/20 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, TPHCM. Là khu đất thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, gần các Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài gòn, chợ Hòa Hưng, Chí Hòa,…rất thuận lợi cho việc giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi đào tạo. Nhà máy Nghiên cứu Sản xuất nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, ngoại thành TPHCM. Đây là vùng đất thép nổi tiếng với địa đạo Củ Chi, phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. III.1.2. Địa hình Khu đất dự án “Hướng nghiệp Giáo dục Chăm sóc sức khỏe và Nghiên cứu Sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ Cộng đồng” thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh và sinh sống. III.1.3. Khí hậu Khí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió màu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình từ 26 – 40oC, độ ẩm trung bình từ 74.5 – 80%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; Mùa mưa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 04 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.949 mm/năm có điều kiện tốt cho sản xuất và đầu tư kinh doanh. III.1.4. Thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Hiện nay có thăm dò khảo sát một vài nơi cho thấy nguồn nước ngầm phong phú cung cấp đủ trong sinh hoạt và sản xuất. III.2. Kinh tế Tp.HCM Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 199.990 tỷ đồng tăng 9,9% so cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 6 tháng năm 2010 là 1,1 điểm phần trăm. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 305.576 tỷ đồng tăng 12,2% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 3.6+12,4 tỷ đồng, tăng 5,7% so cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2011, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động và giải quyết việc làm cho 128,1 ngàn lượt người, đạt 48,3% kế hoạch, tăng 0,95% so cùng kỳ. Tính đến tháng 5/2011 theo chuẩn nghèo của thành phố (12 triệu đồng/người/năm) toàn thành phố còn 103,3 ngàn hộ nghèo, với 471.411 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 5,66 % tổng số hộ dân thành phố. Đến ngày 30/4 tổng quỹ XĐGN là 235,035 tỷ đồng, tăng 2,653 tỷ đồng so với đầu năm. Quỹ đang trợ vốn cho 36.902 hộ nghèo và 188 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận 1.632 lao động nghèo với số tiền 187,775 tỷ đồng. Tính đến 31/5, thành phố đã mua và cấp 210.388 thẻ BHYT cho người nghèo. Trong năm học 2010- 2011 đã thực hiện miễn giảm học phí và cơ sở vật chất trường học cho 36.363 học sinh nghèo, số tiền miễn giảm là 10,632 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 40% số học sinh là thành viên của hộ nghèo. III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án III.3.1. Hiện trạng sử dụng đất III.3.1.1. Hiện trạng khu đất trung tâm GDCSSK Khu đất xây dựng trung tâm có tổng diện tích 1.120m2 được sử dụng với mục đích đất thổ cư, mặt đất khá bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng trung tâm giáo dục chăm sóc sức khỏe. III.3.1.2. Hiện trạng khu đất xây dựng nhà máy Khu đất dự kiến xây dựng hiện nay là đất thiên thời, địa lợi nhân hoà có diện tích trên 1000m2 . Mặt đất tương đối bằng phẳng khá thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy nghiên cứu sản xuất dụng cụ trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng. III.3.2. Đường giao thông Khu đất xây dựng trung tâm nằm ngay đường Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3 và Nhà máy thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi trong giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều sông ngòi nên giao thông đường thủy cũng rất phát triển. III.3.3. Hiện trạng thông tin liên lạc Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi về thông tin liên lạc. III.3.4. Hiện trạng cấp điện Nguồn điện được sử dụng từ hệ thống lưới điện thành phố Hồ Chí Minh thuộc mạng lưới điện quốc gia hiện có trước khi khu đất xây dựng trên địa bàn thành phố. III.3.5. Cấp –Thoát nước Nguồn cấp nước: sử dụng hệ thống cấp nước đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn thoát nước sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng. III.4. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe và Nhà máy Nghiên cứu Sản xuất rất thuận lợi về các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án. CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG IV.1. Thị trường thiết bị y tế Hiện nay, Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên đem lại khá nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải triển khai những bước đi cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Thách thức đặt ra đối với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế. Thị trường sản xuất trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp, đa phần là nhập khẩu với giá thành cao. Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng… Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp.HCM như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò, cáng cứu thương, xe lăn, khung tập đi,….. đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực trang thiết bị y tế còn quá ít và nghèo nàn, phạm vi hạn hẹp, quy chế thử lâm sàng phức tạp và quá tốn kém. Một số sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất thành công, có giấy phép lưu hành lại khó tìm nơi bán, mặc dù các sản phẩm này tại các cơ sở y tế đều thiếu trầm trọng. Vì vậy, thị trường sản xuất thiết bị y tế ở Việt Nam còn rất giàu tiềm năng và cơ hội phát triển. IV.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu thiết bị y tế Danh sách nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất STT TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU NGUỒN CUNG ỨNG/XUẤT XỨ I. Cáng cứu thương 1 Nhôm đúc Trong nước 2 Inox Trong nước 3 Vải da Trong nước 4 Miếng dán Trong nước 5 Bánh xe Trong nước/Đài Loan 6 Bulon ốc vít Trong nước 7 Li vê Trong nước 8 Chỉ may (nilon) Trong nước II. Xe lăn 1 Nhôm đúc Trong nước 2 Inox Trong nước 3 Bàn để chân Trong nước 4 Bàn ăn Trong nước 5 Bánh xe Trong nước/Đài Loan 6 Bulon ốc vít Trong nước 7 Li vê Trong nước III. Khung tập đi 1 Nhôm đúc Trong nước 2 Inox Trong nước 3 Xốp tay nắm Trong nước 4 Vỏ nhựa Trong nước 5 Bánh xe Trong nước/Đài Loan 6 Bulon ốc vít Trong nước 7 Li vê Trong nước 8 Đầu bịt cao su Trong nước Dưới đây là danh sách một số đơn vị kinh doanh Công ty Phước Vinh lựa chọn là nhà cung cấp cho mình dựa trên báo giá cạnh tranh và chất lượng vật tư cung cấp. CTY Tung Kuang 129-131 Lũy Bán Bích - P.20 - Q.Tân Bình –TPHCM CTY TNHH Thương mại Việt Hồng 70 Hàng Cót - Hoàn Kiếm - Hà Nội CTY CP Tôn mạ màu Việt Pháp 28 Phạm Hùng - Q. Cầu Giấy - Hà Nội CTY CP Hữu Liên Á Châu  KE A2/7 Tân Kiên Bình Lợi - P. Tân Tạo A - Q.Bình Tân – HCM CTY CP Đông Á Inox Số 9B-Lô III, đường số 12, khu Công nghiệp Tân Bình, HCM CTY CP Gang thép Thái Nguyên  P.Cam Giá - TP.Thái Nguyên Xí nghiệp Kinh doanh Thép Hình  53 Đức Giang, Q.Long Biên, Hà Nội Công ty thép VINA KYOEI 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1,HCM CTY CP Đầu tư - Thương mại SMC 124 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, HCM CTY CP Kim loại Quốc Hưng  268 Tô Hiến Thành, Q.10, HCM IV.3. Thị trường tiêu thụ Nhà máy nghiên cứu sản xuất chủ yếu các dụng cụ trợ giúp dành cho người khuyết tật và phục vụ lợi ích cộng đồng cao như: xe lăn, khung tập đi, trong đó cáng cứu thương cải tiến được xem là sản phẩm sản xuất chủ yếu và các thiết bị vật tư y tế. Đối với thị trường trong nước, công ty dự kiến đầu tư máy móc và tổ chức sản xuất đại trà để hạ giá thành sản phẩm. Xét về mặt tiện lợi khi sử dụng và về mặt giá phí, sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao trong nước. Đối với thị trường ngoài nước, nếu tính thêm chi phí xuất khẩu (không quá 200 USD), thì giá thành sản phẩm cũng rất thấp so với giá hàng ở nước ngoài là 400-500 USD và tính tiện lợi lại ưu việt hơn. Do đó sản phẩm có thể cạnh tranh mạnh tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và các nước châu Âu, châu Mỹ. Việc sản xuất đại trà loại cáng cứu thương cải tiến này sẽ đáp ứng cho nhu cầu thị trường và tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu, tránh lãng phí. Một số căn cứ cho việc tiêu thụ sản phẩm sau khi được đầu tư sản xuất: ĐVT: đồng STT Khách hàng Nội dung Giá trị HĐ 1 Chi nhánh Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nam Đô tại Tp HCM Bản ghi nhớ ngày 17/10/2009 về việc đặt mua 50 sản phẩm Cáng cứu thương cải tiến 85.000.000 2 Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tp HCM Bản ghi nhớ ngày 22/10/2009 về việc đặt mua 300 sản phẩm Cáng cứu thương cải tiến 570.000.000 3 Phòng khám đa khoa Kim Mai, Tp Vĩnh Long Bản ghi nhớ ngày 23/10/2009 về việc đặt mua 50 sản phẩm Cáng cứu thương cải tiến 85.000.000 4 Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Vĩnh Long Bản ghi nhớ ngày 26/10/2009 về việc đặt mua 200 sản phẩm Cáng cứu thương cải tiến 380.000.000 5 Công ty cổ phần Thiết bị Y tế ATM, Hà Nội Bản ghi nhớ ngày 07/12/2009 về việc đặt mua 100 sản phẩm Cáng cứu thương cải tiến 190.000.000 CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN V.1. Các hạng mục công trình của dự án V.1.1. Trung tâm hướng nghiệp GDCSSK Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe được xây dựng tại cơ sở công ty TNHH TM - SX Thiết Bị Y Tế Phước Vinh với tổng diện tích là 1.120 m2. Tòa nhà được thiết kế với 11 tầng và 1 sân chơi dưới mặt đất rộng 112 m2 nhằm cung cấp chỗ ăn ở, sinh hoạt và học tập cho khoảng 200 trẻ và 150 trẻ (50 trẻ bán trú và 100 trẻ nội trú) ăn, ở, sinh hoạt, học tập và làm việc tại Nhà máy nghiên cứu đối với các nghề liên quan đến cơ khí chế tạo. Sân chơi được thiết kế ngoài trời nhằm giúp trẻ tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ như: chạy bộ, cầu lông, bóng bàn, nhảy dây,... Tầng trệt được dùng làm phòng dành cho quản lý tòa nhà, nơi tiếp nhận hồ sơ của các bé và làm bếp ăn A với sức chứa khoảng 50 trẻ. Lầu 1 – lầu 5 là khu vực dành riêng cho trẻ khuyết tật do đây là khu vực gần mặt đất hơn để các bé thuận tiện trong việc di chuyển. Tại đây, mỗi tầng lầu có 3 phòng, mỗi phòng được trang bị 2 giường loại lớn đủ cho 8 bé nằm ngủ. Lầu 6 được bố trí làm bếp ăn B với sức chứa 150 trẻ. Vị trí của 2 bếp ăn tách biệt nhau nhằm thuận tiện cho 1 số trẻ em khuyết tật trong việc di chuyển. Trẻ ở những phòng gần tầng 1 sẽ được cho ăn ở bếp ăn tầng 1. Trẻ ở những phòng trên cao hơn sẽ ăn ở tầng 6. Lầu 7 – lầu 10 được dành riêng cho trẻ em đường phố bình thường. Mỗi tầng lầu gồm có 3 phòng, mỗi phòng được thiết kế với giường tầng đủ cho 08 bé/1 phòng. V.1.2. Nhà máy nghiên cứu sản xuất Nhà máy nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, ngoại thành TPHCM, với tổng diện tích trên 1.000m2, nhà máy được thiết kế với tường kiên cố bao gồm 03 tầng, trong đó: Tầng 1 là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của nhà máy, tập trung tất cả các thiết bị máy móc và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn lao động cho các trẻ. Kho chứa nguyên vật liệu phục vụ cho quy trình sản xuất sẽ chiếm một phần diện tích của tầng 1 Tầng 2: Một phần không gian sẽ được sử dụng làm kho chứa thành phẩm và bán thành phẩm của nhà máy. Ngoài ra, còn có khu vực dành cho trẻ và nhân viên ăn trưa tại chỗ và nghỉ ngơi giữa buổi làm việc. Một phần không gian của tầng 2 được thiết kê làm văn phòng của Ban quản lý Nhà máy. Tầng 3: Là nơi sinh hoạt và học tập của gần 50 trẻ học bán trú và 100 trẻ học nội trú liên quan đến nghề cơ khí chế tạo. Phòng ốc được thiết kế gồm 04 phòng ngủ và phòng học tập, giải trí, bếp, phòng sách,… V.2. Các hoạt động chính của dự án V.2.1. Trung tâm hướng nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe Hoạt động chính của trung tâm là hỗ trợ học bổng cho trẻ em khuyết tật, mồ côi và trẻ em đường phố không nơi nương tựa, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Vận động trẻ khuyết tật hòa nhập vào xã hội bằng chính nghị lực của bản thân, tự tạo cho mình cuộc sống hữu ích và ý nghĩa. Ngoài ra, trung tâm sẽ lựa chọn trẻ khuyết tật, mồ côi, đường phố có nguyên vọng tích cực muốn học nghề phù hợp với mức độ tật nguyền của từng em. Lựa chọn ra các em được hưởng tài trợ học phí suốt thời gian học nghề và cam kết không bỏ dở, không ra trường khi không có nghề thực sự trong tay. Trung tâm chuẩn bị nhà ở, nơi thuê tạm trú trong thời gian học nghề cho các em, có nơi cung cấp bữa ăn cho các em, bảo đảm tương xứng với chi phí hỗ trợ với đầy đủ trách nhiệm và tình thương. Giúp các em có niềm vui trong các ngày lễ, ngày Tết. Tổ chức tuyển chọn tư vấn viên tâm lý, hướng nghiệp và việc làm. Tạo điều kiện cho tư vấn viên và học viên gần gũi, lắng nghe và giúp đỡ các bạn học viên đến với nghề và lập nghiệp khi ra trường. Tổ chức chương trình cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên cho tất cả các học viên đến học nghề và giáo viên dạy nghề miễn phí kéo dài trong 5 năm. Nâng cao năng lực quản lý dạy nghề như hỗ trợ chi phí tập huấn tuyên truyền giáo dục sức khỏe, kỹ năng sống 1lần/năm cho 02 người đi học về quản lý, giảng dạy nghề cho người khuyết tật.Và hỗ trợ chi phí 01 tháng 04 buổi nói chuyện chuyên đề về tuyên truyền tâm sinh lý giáo dục sức khỏe cộng đồng Việt Nam. V.2.2. Nhà máy sản xuất Hoạt động chính của nhà máy là sản xuất các thiết bị trợ giúp người khuyết tật phục vụ cộng đồng như cáng cứu thương cải tiến, xe lăn, khung tập đi,… thiết bị vật tư y tế. Ngoài ra, nhà máy nghiên cứu sản xuất còn giúp các em thực hành các bài học trên lớp về cơ khí và làm quen với môi trường làm việc tập thể. Tạo công ăn việc làm cho một số em sau khi học nghề tại trung tâm. V.3. Sản phẩm Sản phẩm chủ yếu mà nhà máy sản xuất là các dụng cụ trợ giúp dành cho người khuyết tật và phục vụ lợi ích cộng đồng cao như: xe lăn, khung tập đi, trong đó cáng cứu thương cải tiến được xem là sản phẩm sản xuất chủ yếu và các thiết bị vật tư y tế. V.3.1. Cáng cứu thương cải tiến: Cáng cứu thương là một dụng cụ sử dụng cho sơ cứu, cấp cứu phổ biến trong y tế. Sản phẩm cáng cứu thương đa năng gấp bốn khúc là một sáng chế tuy không mới nhưng có những hiệu quả vượt trội về mặt cải tiến. Cáng cấp cứu cải tiến bao gồm khung hình chữ nhật với các cạnh dài là các đoạn lắp với nhau theo kiểu có thể gập lại đ

File đính kèm:

  • docMau Du An Dau Tu Trung Tam Cham Soc Suc Khoe Va San Xuat Dung Cu Cho Nguoi Khuyet Tat.doc
Mẫu đơn liên quan