Mẫu dự án đầu tư trồng cây cao su

doc6 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 4472 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu dự án đầu tư trồng cây cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu dự án đầu tư trồng cây cao su Mẫu dự án đầu tư trồng cây cao su CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ   1. Giới thiệu chủ đầu tư: -        Tên chủ đầu tư: Hợp Tác Xã Nông – Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Du Lịch Phú Tiến. -        Địa chỉ: Ấp 5, Sơn Lang, Xã Phú Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phướ       c. -        Giấy phép kinh doanh: Số 428/HTX do UBND Huyện Bù Đăng cấp ngày 23 tháng 11 năm 2005. -        Ngành nghề kinh doanh: Nhận giao khoán đất lâm nghiệp, trồng các loại cây công – nông – lâm nghiệp, trồng cỏ kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh thái. Dệt thổ cẩm, sản xuất chế biến đồ mộc dân dụng, chế biến mây tre đan. Chăn nuôi, lai tạo và nhân giống các loại. Sản xuất và cung ứng các loại cây con giống. -        Vốn điều lệ: 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng). Từ khi thành lập đến nay, HTX đã nhận giao khoán đất lâm nghiệp và đang tiến hành trồng cao su trên diện tích đất này, hiện tại HTX đã trồng được 18,7 ha cao su và cho đến nay đã được 04 – 05 năm tuổi. Dự kiến trong thời gian sắp tới HTX tiếp tục trồng mới thêm 34,8 ha cao su trên diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán.   2. Giới thiệu dự án: - Tên dự án: Dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su - Vị trí: Tại khoảnh 1,3 tiểu khu 187 Ban QLRPH Đồng Nai thuộc địa phận quản lý hành chính xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước. - Chủ Đầu tư: Hợp Tác Xã Phú Tiến - Quy mô diện tích của dự án: 137 ha, trong đó: + Diện tích rừng tự nhiên giữ lại để quản lý bảo vệ là 63,5 ha, gồm trạng thái IIB: 63,1 ha và IIIA1 là 0,2 ha và IC là 0,2 ha rải rác xen lẫn giữa trạng thái IIB. + Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt xin cải tạo: 32,4 ha, gồm trạng thái IIIA1: 27ha, và IIB: 5,4 ha có diện tích <= 1ha rải rác, xen lẫn trong trạng thái IIIA1 xin cải tạo. + Diện tích đất trống(IC): cần cải tạo: 2,4ha. + Đất khác: 38,7ha, trong đó đất đã giao cho các nhà đầu tư: 25,7 ha và đất thâm canh: 9,8 ha liền vùng và 3,2 ha rải rác, xen lẫn, diện tích nhỏ (<=0,5ha) quy hoạch cải tạo trồng cao su. -         Mục đích cải tạo: Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống để trồng lại cao su có giá trị kinh tế cao hơn. -         Nguồn vốn: Vốn tự có của hợp tác xã phú tiến và vốn vay ngân hàng. -         Kế hoạch thực hiện: năm 2009.       CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ   I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Hiện tại đất tại khoảnh 1, 3  tiểu khu  187  thuộc Ban QLRPH Đồng Nai (Nay là nông lâm trường Đồng Nai) với diện tích 137 ha, bao gồm: -         Đất có rừng: 95,7 ha trong đó o       Trạng thái rừng non phục hồi ( IIB) là 68,5 ha o       Trạng thái rừng nghèo (IIIA1) là: 27,2 ha. -         Đất chưa có rừng (IC) là 2,6 ha -         Đất thâm canh: 13 ha ( trong đó thâm canh năm 2007 – 2008 là 3,2 ha) -         Đất khác: 25,7 ha. Theo điều tra khảo sát rừng hiện tại  thì các chỉ tiêu bình quân trạng thái thu thập được như sau: STT Chỉ Tiêu Trạng Thái IIB Trạng thái IIIA1 1 Đường kính bình quân (cm) 17,1 14,9 2 Chiều cao bình quân (m) 13,9 12,6 3 Mật độ bình quân(N/ha) 658 423 4 Trữ lượng bình quân (m3) 113,5 46,9 5 Loài cây ưu thế Trâm, giẻ, còng… Trâm, giẻ, hậu phát 6 Mật độ tái sinh (Nst/ha) 1.931 1.512 7 Tái sinh có mục đích (Nmđ/ha) 184 152 Qua kết quả điều tra cho thấy rằng thành phần loài cây ưu thế trong các trạng thái rừng chủ yếu tập trung vào các loài ưa sáng như trâm, giẻ, còng, hậu phát, …các đặc trưng của cấu trúc rừng không đồng nhất, trữ lượng rừng IIB là113m3/ha và trạng thái IIIA1 là 46,9 m3/ha, phần lớn trữ lượng gỗ của các cây có đường kính <25cm, cây có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ cao từ 66,8 – 77,4%, mật độ tái sinh thấp từ 152 – 184 cây/ha, trong đó tái sinh có mục đích chiếm tỷ lệ từ 18-26% cây tái sinh. Điều này cho thấy rừng phát triển chưa tốt, nhất là trạng thái IIIA1, theo tiêu chí của thông tư số 99/2006/TT-BNN và thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ NN&PTNT thì trạng thái rừng IIIA1 của khoảnh 1,3 tiểu khu 187 thuộc loại rừng nghèo kiệt cần cải tạo trồng mới lại rừng bằng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Việc thực hiện các giải pháp lâm sinh làm giàu rừng bằng phương pháp trồng lại rừng bằng cây có giá trị kinh tế cao hơn đối với rừng sản xuất là một biện pháp hiệu quả nhất. Hơn nữa, về điều kiện đất đai thì chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan, đất tơi xốp màu mỡ, độ dầy tầng đất >100cm, khả năng giữ nước trung bình, với điều kiện ở đây rất phù hợp với việc trồng cao su và đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ những điều tra khảo sát hiện trạng đất như đã nêu trên thì chủ đầu tư thấy rằng việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su là một biện pháp hiệu quả, tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao.   II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN   -         Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng -         Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn một số điều của  quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 Của Thủ Tướng Chính Phủ. -         Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/09/2008 của bộ NN&PTNT về việc công bố xác định cây cao su là cây đa mục đích. -         Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/03/2007 Của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006-2010. -         Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành quy định về chuyển đổi rừng tư nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày -         Công văn số 2981/UBND –SX ngày 28/11/2007 của UBND tỉnh về việc chấp thuận cho HTX Phú Tiến cải tạo rừng Tự nhiên tại TK 187 -         Báo các kết quả kiểm tra hiện trạng rừng và đất đai tại khoảnh 1, 3 tiểu khu 187 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước do phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện tháng 10 năm 2008 -         Biên bản kiểm tra và xác nhận hiện trạng rừng công trình kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khoảnh  1, 3  tiểu khu 187 thuộc ban QLRPH Đồng Nai ngày 10/10/2008 của chi cục Lâm Nghiệp, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm Bù Đăng, Ban QLRPH Đồng Nai, HTX Phú Tiến, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ.         III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN -         Cải tạo rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp thành những cánh rừng màu mỡ, có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi từ trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày. -         Hưởng ứng chủ trương của chính phủ trong việc quản lý và bảo vệ rừng -         Hưởng ứng chủ trương của UBND tỉnh trong việc quy hoạch, bảo vệ rừng giai đoạn 2006-2010. -         Góp phần tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương -         Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững -         Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi dự án đi vào hoạt động -         Giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số.   IV. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG   a/ Về triển vọng phát triển của cây cao su ở Việt Nam và thị Trường thế giới Ngành cao su nước ta đang đứng trong Top 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam và đang đứng thứ 4 thế giới về số lượng xuất khẩu. Hơn thế nữa Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới, nên diễn biến tích cực của ngành cao su tự nhiên thế giới thời gian qua đã tác động tăng trưởng ngành cao su Việt Nam.   Bên cạnh đó, ngành công nghiệp săm lốp ô tô là ngành tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của cao su tự nhiên. Hàng năm ngành công nghiệp săm lốp ô tô toàn cầu tiêu thụ khoảng 50% sản lượng cao su. Thị trường ô tô đã phát triển mạnh không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Đáng kể nhất là hai cường quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành công nghiệp săm lốp ô tô đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế giới và tại chính thị trường của hai quốc gia này. Chính vì vậy, ngành cao su tự nhiên thế giới sẽ phát triển mạnh nếu các thị trường trên phát triển. Cao su Việt Nam cần có chiến lược hướng tới các thị trường này trong dài hạn.   Theo các chuyên gia, trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành là khả quan. Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang có tín hiệu lạc quan, lạm phát được kiểm soát, lãi suất đang có xu hướng giảm, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cao su có điều kiện phát triển bền vững.   b/ Về khả năng thích ứng và giá trị kinh tế của cây cao su. Theo đánh giá khoa học, cây cao su thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc và khai thác, chu kỳ kinh doanh dài, cho khai thác liên tục nhiều năm, các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng trong cuộc sống; đặc biệt giá trị  và hiệu quả kinh tế đem lại của cây cao su cao hơn hẳn các cây lâm nghiệp khác.   Cây cao su trồng và chăm sóc khoảng 6 – 7 năm (đất tốt có thể 5 năm) thì cho nhựa, thời gian khai thác khoảng trên 20 đến 30 năm. Gỗ cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng; hiện giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ thành khí. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ liệu khác. Cành khô dùng làm củi, lá khô rụng làm phân. Lá cao su phân hủy có tác dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả năng mầu mỡ trở lại. Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và trong sạch không khí, cải thiện môi trường; có thể xây dựng những khu du lịch sinh thái trong rừng cao su, có thể nuôi ong lấy mật trong rừng cao su.   Trồng cao su sẽ tạo công ăn việc làm lâu dài cho người lao động, góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn.  

File đính kèm:

  • docMau Du An Trong Cay Cao Su.doc
Mẫu đơn liên quan