Mẫu dự án bệnh viện đa khoa quốc tế

doc60 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mẫu dự án bệnh viện đa khoa quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KINH DOANH NHÀ VÀ KHÁCH SẠN ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ ĐỊA ĐIỂM : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 3 năm 2012 CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KINH DOANH NHÀ VÀ KHÁCH SẠN ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KINH DOANH NHÀ VÀ KHÁCH SẠN GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY Tp.Hồ Chí Minh – Tháng 3 năm 2012 NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty : Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn Giấy phép ĐKKD số :. Do Sở Kế họach và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 21 tháng 06 năm 2000. Trụ sở công ty : Tp.HCM Đại diện pháp luật : Chức vụ : Giám đốc I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc Địa điểm xây dựng : Tp.Hồ Chí Minh Hình thức đầu tư : Chuyển giao công năng Block A và Block B từ căn hộ sang Bệnh viện I.3. Cơ sở pháp lý Văn bản pháp lý Luật đất đai 26/11/2003; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc Hội khóa 11 nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003; Luật số 60/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy định về luật doanh nghiệp. Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009 quy định về luật khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị quyết số 46 –NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 90/2006/NĐ-CP, ngày 06/9/2006 của chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; Nghị định 102/2010/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp. Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư số 03/2001/TT-BXD ngày 13/2/2001 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự án công trình xây dựng cơ bản; Thông tư 05/2007/TT – BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân; Thông tư 03/2009/TT – BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây Dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ NĐ – CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế; Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt; Quyết định số 05/QĐ-BXD ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán xây dựng cơ bản; Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị; QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình XD dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” có hiệu lực từ ngày 01/4/2010; Văn bản số 1776/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng; Văn bản số 1777/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt; Công văn số 1601/BXD – VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng v/v công bố chỉ số giá xây dựng; Công văn số 1751/ BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân số 07/2003/PL – UBTVQH11 ngày 25/2/2003; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa của các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Các tài liệu tham khảo Quy trình, quy phạm, tiêu chẩn thiết kế đường ô tô, đường đô thị hiện hành của Việt Nam; Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263 – 2000; Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 0211-06 của Bộ Giao Thông Vận Tải; Áo đường cứng – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN -02231 – 95 của Bộ Giao Thông Vận Tải; Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế TCVN 4054 – 05; Quy trình thiết kế Cầu công theo trạng thái giới hạn 22TCN 18 – 79; Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu cống 22TCN266 – 2000; Tiêu chuẩn “thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế” TCVN: 1984; Tiêu chuẩn “Cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép – Yêu cầu kỹ thuật” 22 TCN 159 – 86; Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng: Kết cấu thép – Gia công lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 170:1989; Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ - tập III – Thi công và nghiệm thu do bộ giao thông vận tải ban hành năm 1996; Văn bản số: 5740/BGTVT – KHCN ngày 5/2/2003 của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc sử dụng vật liệu làm lớp móng dưới kết cấu áo đường mềm; Căn cứ “Điều lệ báo hiệu đường bộ” 22 TCN 237 – 01; Tiêu chuẩn Thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị (TCXDVN 259:2001). Tham khảo các tiêu chuẩn về Điện; Số liệu Bản đồ hiện trạng và tình hình thực tế của khu vực thiết kế quy hoạch chi tiết, do các cơ quan chức năng cung cấp; CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1.Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam II.1.2. Tình hình kinh tế Trong những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010. Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước; tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010. II.1.3. Tình hình xã hội Nhìn chung đời sống xã hội của người dân Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì xã hội Việt Nam năm 2011 còn tồn tại một số vấn đề xã hội sau: - Thiếu đói trong nông dân: Nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng với việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương nên nhìn chung đời sống đại bộ phận dân cư có những cải thiện. Thiếu đói giáp hạt ở khu vực nông thôn đã giảm 21,7% về số hộ và giảm 14,6% về số nhân khẩu thiếu đói so với năm 2010. Công tác an sinh xã hội và giảm nghèo được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tập trung quan tâm. Trong năm 2011, Chính phủ đã phân bổ 2.740 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 550 tỷ đồng vốn sự nghiệp cho 62 huyện nghèo trên cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, đến nay đã có hơn 500 nghìn hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinh nghèo được miễn, giảm học phí; 20 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Theo báo cáo sơ bộ của 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2011 là 3.213 tỷ đồng, bao gồm: 1.269 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng chính sách; 988 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 956 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. - Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm: Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 65,5 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (56 trường hợp tử vong); 9,3 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 995 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (21 trường hợp tử vong); 664 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 767 trường hợp mắc cúm A (H1N1) (17 trường hợp tử vong); 106,5 nghìn trường hợp mắc bệnh chân, tay, miệng (162 trường hợp tử vong); 4,8 nghìn người bị ngộ độc (17 trường hợp tử vong). Tính đến giữa tháng 12/2011, cả nước có 248,6 nghìn trường hợp nhiễm HIV, trong đó 100,8 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 52 nghìn người tử vong. - Tai nạn giao thông: Trong mười một tháng năm 2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,1 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,1 nghìn người và làm bị thương 9,3 nghìn người. So với cùng kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,9%, số người chết giảm 2,5% và số người bị thương tăng 2,9%. Bình quân 1 ngày trong mười một tháng năm 2011, cả nước xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người và làm bị thương 28 người. II.2. Hiện trạng ngành Y Việt Nam II.2.1. Tình hình chung Ngành Y ở Việt Nam đang từng bước phát triển cùng sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở đã phát triển rộng khắp, 100% các xã –phường đã có cán bộ y tế hoạt động. Tính đến ngày 24/5/2010, trong khu vực Nhà nước có 13,500 cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Trong đó có 1,100 bệnh viện công với 180,860 giường bệnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn (5/2010) là 40.9%, trong đó 37.1% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 8.1% có khám chữa bệnh nội trú. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn một chút so với nông thôn; nhóm hộ giàu nhất cao hơn nhóm hộ nghèo nhất. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện nhà nước. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước năm 2010 trung bình là 83.2%. Tuy nhiên, người dân nông thôn có ít hơn cơ hội được khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước. Năm 2010 có 81% lượt người ở khu vực nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 90%. Có 66.7% số người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong đó thành thị là 72.6%, nông thôn là 64.1%. Đặc biệt có 74.4% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 71%. Những vùng nghèo nhất như Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, những nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 62 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5.4% trong chi tiêu cho đời sống. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao hơn gấp 3.8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 1.43 lần so với hộ nông thôn. Mặc dù ngành y đang phát triển nhưng cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách, dịch vụ,...vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho hơn 88 triệu dân cả nước. II.2.2. Y tế tư nhân Trước thời kỳ Đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Qua nhiều năm vận hành, đã có những tồn tại về mặt cơ chế, chính sách và nhằm giải quyết những hạn chế đó cộng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân trong việc giữ gìn sức khỏe, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh mới về hành nghề y dược tư nhân. Sự có mặt của y tế tư nhân giúp khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được cải thiện. Khi y tế tư nhân phát triển thì các bệnh viện tư cũng phát triển theo. Tính đến tháng 5/2010, theo số liệu ước tính của Vụ Điều trị, Bộ Y tế, ở khu vực tư nhân, cả nước đã có 103 bệnh viện tư nhân chiếm tỷ lệ 9.6% so với bệnh viện công lập. Tư nhân có tổng số 6,274 giường bệnh chiếm 3.5% so với giường bệnh công lập. Có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện tư nhân. Điều này thể hiện tiềm năng của khu vực tư nhân đóng góp trong cung cấp các dịch vụ điều trị nội trú thời gian tới. Bên cạnh đó, phân bố y tế tư nhân không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển, mất cân đối rõ rệt ở thành thị và nông thôn cũng như giữa các vùng địa lý. Tuy vậy, với sự giúp đỡ của hệ thống y tế công, hệ thống y tế ngoài công lập đã từng bước trưởng thành và phát triển, chia sẻ được phần nào sự quá tải của hệ thống y tế công, góp phần cùng với y tế công trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân với chất lượng dịch vụ cao ngày càng tăng CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ III.1. Mục tiêu của thuyết minh dự án Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án. Thực hiện xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế với tổng quy mô 200 giường, đầu tư từng phần chia làm 4 giai đoạn. Đánh giá tính khả thi của dự án. Kết luận và đưa ra đề xuất, kiến nghị về dự án xây dựng bệnh viện. III.2. Sự cần thiết phải đầu tư Trong dân gian, chúng ta thường hay nói:"Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả. Trước tình hình phát triển kinh tế hiện nay, khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cũng là lúc sức khỏe của con người bị đe dọa nhiều hơn. Theo thống kê của Hội tim mạch học Quốc Gia Việt Nam công bố trong “Ngày tim mạch thế giới” (28/9/2008), tại Việt Nam, tình hình bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng dần theo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bệnh lý tim mạch vẫn là gánh nặng bệnh tật tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính bệnh lý tim mạch đã cướp đi mạng sống của 17,5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Sẽ có khoảng 50% người lớn bị tăng huyết áp trong vài năm tới ở các nước phát triển. Riêng ở Việt Nam, Bộ y tế đã thống kê tại các bệnh viện trong cả nước trong những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch (trên 100.000 dân) khá cao. Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ càng ngày càng tăng, ví dụ như bệnh tăng huyết áp, theo nghiên cứu của Viện tim mạch Việt Nam trong cộng đồng trên 25 tuổi: 1960: 2% ở miền bắc; 1992: 11,7% toàn quốc; 2003: 16,3% miền bắc Việt Nam (4 tỉnh và thành phố). Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển và tương lai lâu dài. Hiểu rõ vai trò của y tế đồng thời nhận thấy hiện nay bệnh viện công không được đầu tư tương xứng, tình trạng quá tải trở thành nỗi bức xúc của ngành; không những thế, hàng năm có một số lượng đáng kể bệnh nhân phải ra nước ngoài điều trị như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… Hầu hết các đối tượng này đều là những người có điều kiện kinh tế tốt, họ ra nước ngoài điều trị không hẳn vì họ không tin vào tay nghề của các Bác sỹ Việt Nam, mà đôi khi họ ra nước ngoài điều trị vì bên cạnh vấn đề chuyên môn họ còn đòi hỏi được thụ hưởng một dịch vụ y tế chất lượng cao (giường bệnh, phòng bệnh, thái độ phục vụ, giao tiếp…). Riêng tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh các bệnh viện chuyên khoa lớn hầu như luôn trong tình trạng quá tải khám, chữa mỗi ngày. Từ những lý do trên, công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế , nhằm giải quyết áp lực giảm tải đang đặt ra tại các bệnh viện công và bán công trong Thành Phố, phù hợp với chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Bộ trưởng Bộ Y tế. Đây là một bệnh viện có cơ cấu chức năng hợp lý, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật phù hợp, là một bệnh viện đa khoa cao cấp với chuyên khoa là Trung tâm Can Thiệp Tim Mạch Đột Quỵ. Ngoài ra, với quy mô 200 giường nằm trong phạm vi Block A và B của Khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM, sau khi xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế sẽ góp phần tạo môi trường sống lành mạnh, tiện nghi và tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư tại khu vực và các vùng lân cận, làm đồng bộ hóa quy hoạch và sự phát triển của Quận 2 cũng như Tp.HCM. Bằng tấm lòng của những thầy thuốc chúng tôi khẳng định đây là dự án mang tính an sinh xã hội, có ý nghĩa cộng đồng rất cao. Do đó xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế là việc làm cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay. CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN IV.1. Vị trí địa lý dự án Dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Bệnh viện có vị trí đắc địa, hiếm có và mang tầm chiến lược. Nguyên nhân là do Quận 2 đang được Nhà nước đầu tư xây dựng mới hoàn toàn để trở thành một khu đô thị Thủ Thiêm có hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội hiện đại đồng bộ. VỊ TRÍ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ Công trình cách trung tâm Tp.HCM 3 Km và gần sông Sài Gòn thoáng mát, nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh Lộ 25B. Gần kề đường xa lộ vành đai cầu Phú Mỹ phía đông đi Quận 7. Vị trí công trình nằm trong quần thể trung tâm hành chính Quận 2, gần khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và quận 2 sẽ đóng vai trò hạt nhân chính tác động tích cực cho quá trình phát triển cả vùng phía đông Thành Phố mà hiện nay đã hoạch định các khu chức năng quan trọng: Cảng và khu công nghiệp Cát Lái – Quận 2, khu công nghệ cao – Quận 9, khu đại học Quốc Gia – Quận Thủ Đức, công viên văn hóa lịch sử các dân tộc – Quận 9, khu Thể thao Rạch Chiếc – Quận 2, cụm công nghiệp, cảng Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành – thành phố Nhơn Trạch, Đồng Nai, Vũng Tàu…Vùng phía Đông đang gia tăng phát triển thành một vùng đô thị mới hiện đại, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và các đô thị lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì thế bệnh viện có vị trí thuận lợi chỉ cần 5 phút chạy xe để vào trung tâm thành phố và bệnh nhân từ những tỉnh lân cận đến bệnh viện rất dễ dàng. Ngoài ra, đây là nơi có nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng với sự phát triển rất nhanh và khả thi. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có các dự án phát triển về bất động sản, thương mại và hành chính mà hiếm có một dự án Bệnh Viện nào được đầu tư xây dựng mang tầm cỡ quốc tế kết hợp với khu nghỉ dưỡng bệnh cao cấp. Tóm lại, dự án Bệnh viện Đại học Y dược không những có vị trí đắc địa mà còn là một dự án tính chất an sinh cộng đồng cao. IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án IV.2.1. Địa hình Khu đất bằng phẳng, nền đất có sức chịu tải yếu (0,7kg/cm2-1,0kg/cm2) nên công trình xây dựng cần có giải pháp kết cấu móng an toàn cho loại nền đất này. IV.2.2. Khí hậu Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các vùng thuộc Tp.HCM. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,50C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 360C Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.20C Lượng mưa: Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm Độ ẩm - Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là 60%. Gió - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc - Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc Nắng - Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm, trung bình mỗi tháng 220 giờ - Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ, trung bình 10 giờ/ngày. IV.2.3. Địa chất công trình Khu vực xây dựng bệnh viện là khu đất yếu. Lớp đất bùn nằm sát trên mặt có chiều dày từ 15m đến 20m. Số liệu khảo sát tại một số vùng lân cận dự án có cấu tạo địa chất như sau: Lớp 1: Bùn sét xám xanh, mềm nhão có lẫn xác thực vật có chiều dày bình quân 18 -20 mét, phân bố đều khắp. Lớp 2: Sét màu xám xanh loang trắng ở trạng thái dẻo cứng có chiều dày bình quân 15 mét. Lớp 3: Sét pha màu vàng ở trạng thái dẻo nhão. IV.2.4. Thủy văn Khu vực dự án thuộc quận 2 và nằm gần sông Sài Gòn. Theo số liệu quan trắc, mực nước sông Sài Gòn của Trạm khí tượng thủy văn cung cấp. Bảng quan hệ giữa mực nước thấp nhất và cao nhất tương ứng với tần suất P% (lấy theo cao độ chuẩn Hòn Dấu) như sau: Tần suất (P%) 1% 10% 25% 50% 75% 99% H max 1,55 1,45 1,40 1,35 1,31 1,23 H min -1,98 -2,20 -2,32 -2,46 -2,58 -2,87 Mực nước cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) có khả năng dao động từ 1,40 m đến 1,45 m, tại Nhà Bè từ 1,38 m đến 1,42 m. IV.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật IV.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Khu đất xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế có tổng diện tích 12.680m2. Trong đó 1.655m2 là diện tích của bệnh viện. IV.3.2. Đường giao thông Mặt tiền dự án là đường liên tỉnh lộ 25B, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. IV.3.3. Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc Dự án nằm trong khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp Plaza đã được xây dựng hoàn chỉnh. IV.3.4. Hiện trạng cấp điện Nguồn cung cấp trực tiếp từ Nhà máy điện 375 MW Hiệp Phước. Đường dây trung thế: 22KV III.3.5. Cấp –Thoát nước Cấp nước: Nguồn nước trực tiếp từ Nhà máy nước Thủ Đức (công suất thiết kế 35.000m3/ngày đêm), từ trạm cung cấp nước phụ trợ (công suất thiết kế 2.000 m3/ngày đêm) và từ trạm cung cấp nước dự phòng (công suất thiết kế 6.000 m3/ ngày đêm). Thoát nước: Hiện dự án đang thiết kế hệ thống thoát nước.   IV.4. Nhận xét chung Qua việc phân tích các yếu tố, Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn nhận thấy điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực trên không ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng mà còn rất thuận lợi bao gồm cả yếu tố vị trí địa lý đắc địa và cơ sở hạ tầng hiện đại. CHƯƠNG V: MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN V.1. Mục tiêu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM nói riêng và nhân dân các tỉnh lân cận nói chung. Đặc biệt, với chuyên khoa chính là trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ góp phần tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Phối hợp với các bệnh viện nhà nước, tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phần nâng cao trong công tác bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Với các dịch vụ sau: 1/. Các dịch vụ ngoại trú: Dịch vụ tư vấn, quản lý và chăm sóc sức khỏe định kỳ. Dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh ngoại trú. Dịch vụ tư vấn, chuẩn đoán hình ảnh. Các dịch vụ phụ trợ, cung cấp thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ sở y tế trong vùng .... 2/. Các dịch vụ nội trú: Dịch vụ khám và điều trị bệnh, chăm sóc và điều dưỡng bệnh trong nội trú hàng ngày. Dịch vụ tư vấn, khám và chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu 24h/24h hàng ngày. Các dịch vụ chuẩn đoán, phát hiện bệnh và phẫu thuật điều trị bệnh. Dịch vụ chăm sóc đặc biệt. Các dịch vụ khác: Ăn - Ở - Giặt giũ .... phục vụ bệnh nhân…. V.2. Chức năng- nhiệm vụ V.2.1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Cấp cứu, khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; Chuyển người bệnh khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện; Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, khám sức khỏe cho người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. V.2.2. Đào tạo cán bộ - Đào tạo cán bộ thường xuyên cho cán bộ nhân viên bệnh viện, các bệnh viện khác khi có yêu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế từ bậc trung học trở lên đến đại học (Nếu có yêu cầu của cơ quan quản lý ngành y tế và các cơ sở đào tạo). V.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học - Tham gia tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học; - Kết hợp với các bệnh viện, viện tham

File đính kèm:

  • docMau Du An Dau Tu Benh Mien Da Khoa Quoc Te.doc