Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
HỒ SƠ
THEO DÕI, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Tên cơ sở: NHÀ HÀNG SƯỜN CAY
Địa chỉ: 27 Lê Quang Đạo, thành phố Huế
Điện thoại:
Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
QUYẾT ĐỊNH
LẬP HỒ SƠ THEO DÕI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Cơ sở: Nhà hàng Sườn Cay
Địa chỉ: 27 Lê Quang Đạo, TP Huế Tôi tên là: Ngô Thị Thanh Hiền Chức vụ: Chủ Nhà hàng Sườn Cay
Phê duyệt lập hồ sơ theo dõi, quản lý công tác PCCC
Hồ sơ loại III để lưu tại cơ sở và đăng ký tại Cơ quan PCCC.
TP Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
Người lập ký tên
Ngô Thị Thanh Hiền
THỐNG KÊ TÀI LIỆU CÓ TRONG HỒ SƠ
STT
Trích yếu
Từ tờ đến tờ
Chuyển dịch tài liệu
01
Quyết định hồ sơ theo dõi công
tác phòng cháy chữa cháy
02
Quyết định thành lập Ban chỉ
huy phòng cháy chữa cháy.
03
Quyết định thành lập lực lượng
phòng Cháy Chữa Cháy.
04
Danh sách Đội phòng cháy chữa
cháy cơ sở
05
Công tác tuyên truyền phòng
cháy chữa cháy
06
Công tác huấn luyện phòng cháy
chữa cháy
07
Thống kê phương tiện dụng cụ
chữa cháy.
08
Phương án chữa cháy cụ thể
......
......
..........................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
----------o0o----------
TP Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ
Nhà hàng Sườn Cay
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy do Chủ tịch nước công bố ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung Luật PCCC năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an ngày 16/12/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;
Căn cứ vào thực tế hoạt động của Nhà hàng Sườn Cay
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay thành lập Đội phòng cháy chữa cháy Nhà hàng Sườn Cay
(có danh sách kèm theo).
Điều 2: Lực lượng PCCC cơ sở có nhiệm vụ:
Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, kiến thức PCCC; Xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.
Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC.
Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC.
Xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra, dự trù kinh phí cho các hoạt động PCCC.
Điều 3: Các ông (bà) Đội PCCC (có danh sách kèm theo) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Chủ cơ sở
Ngô Thị Thanh Hiền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
o0o
DANH SÁCH ĐỘI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Nhà hàng Sườn Cay
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ
Ghi chú
Ngô Thị Thanh Hiền
Đội trưởng
.
.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
----------o0o----------
TP Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Nhà hàng Sườn Cay
Luật Phòng cháy và chữa cháy do Chủ tịch nước công bố ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung Luật PCCC năm 2013;
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;
Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an ngày 16/12/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;
Căn cứ vào thực tế hoạt động của Nhà hàng Sườn Cay
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định về Nội quy phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2: Nội quy có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Nhân viên trong cơ sở và khách hàng giao dịch bán chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Chủ cơ sở
Ngô Thị Thanh Hiền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
----------o0o----------
TP Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
QUY ĐỊNH VÀ NỘI QUY AN TOÀN PCCC
Để bảo vệ tài sản, bảo vệ an toàn và trật tự chung trong thời gian có hoạt động tại cơ sở,
Nay quy định về việc phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 1: Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể nhân viên trong cơ sở và khách đến.
Điều 2: Mọi nhân viên trong cơ sở phải tích cực đề phòng không để cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Điều 3: Phải cẩn thận khi sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ, độc hại. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 4: Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý đến đèn, quạt, bếp điện khi không sử dụng. Không để hàng hóa, vật tư dễ cháy sát bóng đèn, dây điện, ổ điện. Phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về kiểm tra an toàn sử dụng điện.
Điều 5: Vật tư, hàng hóa, chất dễ cháy phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và chữa cháy thuận lợi nhất.
Điều 6: Trên các lối đi lại, nhất là các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.
Điều 7: Cá nhân có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các điều quy định trên tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà xử lý thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chủ cơ sở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số PC11 Ban hành kèm theo
Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày
16/12/2014
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)
Tên cơ sở; thôn, ấp, bản ...:(1) NHÀ HÀNG SƯỜN CAY
Địa chỉ: 27 Lê Quang Đạo, thành phố Huế
Điện thoại: ...................................................................................................
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ..............................................
Điện thoại: ...................................................................................................
Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016
ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
Vị trí địa lý: (3)
Phía Đông giáp: đất trống
Phía Tây giáp: đất trống
Phía Nam giáp: đường Lê Anh Liêm
Phía Bắc giáp: đường Lê Quang Đạo
Giao thông phục vụ chữa cháy:(4)
Từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đến cơ sở khoảng 02 km, theo tuyến đường Nguyễn Tri Phương → Bến Nghé → Hùng Vương → Bà Triệu → Lê Anh Liêm
→ đến cơ sở. Trên tuyến đường này xe chữa cháy đến cơ sở thuận tiện, tuy nhiên cần lưu ý là trong giờ tan tầm mật độ lưu thông trên tuyến đường đến cơ sở có mật độ phương tiện giao thông rất đông, làm giảm tốc độ di chuyển của xe chữa cháy, thời gian đến đám cháy sẽ tăng lên. Cơ sở tiếp giáp đường Lê Anh Liêm và Lê Quang Đạo (rộng trên 05m).
Nguồn nước chữa cháy:(5)
TT
Nguồn nước
Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s)
Vị trí, khoảng cách nguồn nước
Những điểm cần lưu ý
I
Bên trong:
Có bể nước khoảng 02m3
trong nhà
dùng chung sinh hoạt và chữa cháy
II
Bên ngoài:
Từ các trụ nước chữa cháy đô thị ở trong khu vực
lấy được dễ dàng, khoảng cách vài trăm mét, lấy nước ở mọi thời điểm
Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(6)
- Đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình:
Nhà được xây dựng 01 tầng, diện tích xây dựng khoảng 150,0m2, mái lợp tôn chống nóng, tường xây gạch, có xây tường rào bao quanh.
- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, số người thường xuyên có mặt:
Cơ sở là nơi tập trung ăn uống, thường xuyên có đông người. Sử dụng năng lượng điện từ lưới điện thành phố phục vụ cho chiếu sáng và một số thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy vi tính).
Ngoài ra, trong cơ sở có nhiều loại chất cháy khác nhau như các loại quần áo, đệm mút, phông màn, bàn ghế, cửa gỗ chiếm tỷ trọng khá lớn.
- Đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu
Chất cháy chủ yếu trong cơ sở là các loại rèm vải, đệm mút, phông màn, bàn ghế, cửa gỗ, nilon, nhựa, gỗ, Gas (dùng để đun nấu) ...
* Tính chất nguy hiểm cháy nổ của Gas (sử dụng trong nhà bếp với trữ lượng 02 bình loại 45kg, đây là mối nguy hiểm chủ yếu)
- Gas là hỗn hợp của các chất hydro cacbon, trong đó thành phần chủ yếu là khí Propan và Butan.
Gas có tỷ trọng nặng hơn không khí ( Butan 2,07 lần, Prôpan 1,55 lần), do đó khi gas thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất và tích tụ ở những chỗ trũng gặp ngọn lửa có thể gây cháy, nổ.
Giới hạn nồng độ nguy hiểm nổ tính theo % thể tích của gas là:
Tính chất
Giới hạn nồng độ thấp
Giới hạn nổ cao
Bu tan C4H10
1,86
8,41
Propan C3H8
2,37
9,5
Trong giới hạn này, chỉ cần một tia lửa sẽ gây nổ.
Khi bị đốt cháy, gas sinh ra nhiệt độ rất cao (từ 1.900 – 1.9500C) rất dễ gây cháy lan và gây bỏng cho người và gia súc.
Gas được nén vào bình ở dưới dạng hóa lỏng, khi thoát ra ngoài lại chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản, đòi hỏi thiết bị chứa, hệ thống dây dẫn và van xả khí phải kín tuyệt đối.
Gas ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không màu, để phát hiện khí gas rò rỉ, các nhà sản xuất đã pha trộn thêm một chất tạo ra mùi tựa như mùi bắp cải thối.
* Bông, vải, sợi, và các sản phẩm từ bông, vải, sợi:
Vải được dệt từ sợi, sợi được kéo từ bông. Sợi bông có đường kính tới 0,025mm. Theo chiều dài ở bên trong sợi bông có rãnh nhỏ được hình thành sau khi nhựa xenlulô đã khô đi. Thành phần hoá học của bông bao gồm: Xenlulô : 94,5%; Prôtít : 11,2%; Chất sáp : 10,6%; Chất khoáng : 1,14%; Các chất khác - 2,56%.
Khi nung nóng đến nhiệt độ 100°C bông, vải, sợi bị than hoá và bị phân huỷ nhiệt độ tạo ra các khí độc hại như CO, CO2 và các hiđrô cacbon khác. Nhiệt độ bốc cháy của chúng là 210°C. Nhiệt độ tự bốc cháy là 407°C.
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg bông, vải sợi sẽ toả ra nhiệt lượng là 4.200 Kcal và kèm theo một lượng khói khí độc rất lớn, trong đó có CO2 là 0,83m3, N2 là 3,12m2 và hơi nước là 0,69m3. Đối với vải, sợi tổng hợp trong sản phẩm cháy ngoài các khí trên, chúng còn kèm theo nhiều khí độc hại khác như CO, HCl, axêtôn với số lượng không nhỏ.
Bông, vải, sợi có một tính chất hết sức nguy hiểm đó là cháy âm ỉ, nhiệt độ cháy âm ỉ là 205°C, do đó việc phát hiện ra cháy là hết sức khó khăn. Mặt khác nếu chúng được xếp thành từng kiện với kích thước lớn thì thời gian cháy âm ỉ sẽ kéo dài dẫn tới việc dập tắt đám cháy cũng gặp rất nhiều bất lợi. Nhiệt độ cháy thành ngọn lửa của chúng là: 650 – 1.000°C.
Với những tính chất đó, khi bông, vải, sợi bị cháy ở trong đám cháy sẽ tạo ra một khối lượng lớn khói khí độc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ những người tham gia chữa cháy và gây cản trở cho công tác cứu nạn, chữa cháy. Nếu mật độ khói đạt tới 15g/m3 thì tầm nhìn của mắt người bị rút ngắn xuống còn dưới 3 m. Chính vì vậy nếu không có các biện pháp thoát khói kịp thời thì sẽ gây khó khăn cho công tác trinh sát đám cháy, ảnh hưởng đến công tác thoát nạn, cứu người bị nạn và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dập tắt đám cháy; đặc biệt khi cháy bông, vải, sợi nhân tạo và điều kiện trao đổi khí bị hạn chế. Từ đó ảnh hưởng đến sự gia tăng nhiệt độ của đám cháy. Trong các gian bị cháy, sự trao đổi khí, toả nhiệt diễn ra trên các hướng khác nhau, đặc biệt là các hướng cửa mở. Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng: Vận tốc di chuyển của khí đối lưu là 30 - 40m/ph; chỉ sau vài phút kể từ khi phát sinh cháy, ngọn lửa đã bốc cao đến l,5m, nhiệt độ trong vùng cháy là 60-70°C, giá trị này là giá trị nhiệt độ tới hạn đối với khả năng chịu đựng của con người khi họ còn đang bị kẹt trong vùng cháy.
Một tính chất nguy hiểm là bông, vải sợi có vận tốc cháy khá cao. Khả năng này phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm, tính chất và trạng thái tập trung của bông, vải. Vận tốc cháy trung bình theo khối lượng là 0,84kg/m3 phút vận tốc cháy theo bề mặt là 0,48m/phút. Vì vậy ngọn lửa nhanh chóng lan truyền theo lượng chất cháy phân bố trên bề mặt diện tích phân bố. Nếu không kịp thời được ngăn chặn, đám
cháy sẽ lan truyền từ khu vực cháy này tới các khu vực khác kề cận. Do vậy mà công tác chữa cháy ban đầu hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ cho công tác dập tắt đám cháy nhanh và đạt hiệu quả cao.
* Nhựa tổng hợp và các sản phẩm từ pôlyme:
Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa và pôlyme tập chung ở trong cơ sở như: bàn ghế, quạt, các đồ dùng từ sản xuất từ nhựa, đường ống kỹ thuật và các loại bao bì nylon.
Nhựa tổng hợp được tạo ra từ pôlime bằng cách hoặc trùng hợp. Khi bị tác động của nhiệt độ, do các mạch hyđrôcacbon của pôlyme liên kết với nhau rất yếu, nên chúng dễ dàng bị phân huỷ nhiệt độ để tạo ra nhiều sản phẩm độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Khi bị nhiệt tác động, nhựa tổng hợp bị nóng chảy và có tính động ở dạng lỏng. Khi bốc cháy lớp chất lỏng thường có bề dày khoảng (l-2).10 -3m. Trong quá trình cháy lớp cháy lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau tuỳ thuộc vào các loại chất cháy khác nhau. Do nhựa tổng hợp có tính chảy dẻo, nên tạo khả năng cháy lan và cháy lớn của đám cháy. Mặt khác trong nhựa tổng hợp còn có nhiều các dẫn xuất của hyđrôcác bon, nên khi cháy sẽ tạo ra nhiều khói khí độc như: CO, Cl, HCl, anđêhit, axêton...
Khả năng cháy lan của nhựa còn phụ thuộc vào các chất độn trong thành phần của nhựa trong thành phần nhựa nếu gồm chất độn dễ cháy thì sẽ làm tăng khả năng cháy của nhựa. Do sản phẩm cháy của nhựa độc hại nên sẽ gây khó khăn rất nhiều cho công tác tổ chức dập tắt đám cháy.
* Gỗ:
Gỗ trong cơ sở được tập trung chủ yếu trong nhà ở, dưới dạng như: tủ, bàn ghế, giá đựng tài liệu, hồ sơ,
Thành phần chủ yếu của gỗ là các mạch xenlulo chứa nhiều lỗ xếp, phần thể tích của lỗ xếp chiếm từ 56-72% thể tích của gỗ. Ngoài ra còn có các thành phần khác như NaCl, KCl... trong xenlulô cacbon chiếm 49%, Hiđrô chiếm 6%, oxy chiếm 44% và Nitơ chiếm 1%.
Khi bị nung nóng đến nhiệt độ 383°K, gỗ bắt đầu thoát hơi nước ra ngoài và bắt đầu bị phân huỷ. Từ nhiệt độ 383 - 403°K thì quá trình phân hoá diễn ra chậm tạo ra các hơi và chất khí, quá trình này cũng toả ra một lượng nhiệt nhất định. Khi nhiệt độ lên tới 427°K, gỗ bị phân huỷ nhiệt mạnh và có thể cháy thành ngọn lửa, thành phần phân huỷ của gỗ thành phần bao gồm: CO (8,6%), H2 (2,99%), CH4 (33,9%) còn lại là CO2. Nhiệt độ bức xạ của ngọn lửa sẽ nung nóng bề mặt gỗ tới 563 - 573°K, ở nhiệt độ này hiệu suất phân huỷ gỗ do nhiệt đạt tới giá trị tối đa và ngọn lửa có chiều cao lớn nhất.
Tốc độ cháy của gỗ tuỳ thuộc vào chiều dày của gỗ độ ẩm và điều kiện môi trường, tuy nhiên trung bình vận tốc cháy theo chiều sâu của gỗ là: 0,2 - 0,5 cm/phút, tốc độ cháy lan theo bề mặt của gỗ là: 0,5 - 0,55cm/phút.
Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2 ngoài ra còn có khoảng 10-20% khối lượng còn lại là than gỗ. Vì vậy quá trình cháy gỗ còn hình thành giai đoạn cháy âm ỉ sau khi hết giai đoạn cháy thành ngọn lửa. Vì thế sẽ gây khó khăn cho công tác cứu chữa và dập tắt đám cháy, nếu dập tắt không triệt để sẽ dẫn tới hiện tượng bốc cháy lại.
* Các sản phẩm từ giấy:
Đây là loại vật liệu rất dễ cháy. Chúng tồn tại ở trong cơ sở dưới dạng các thùng cáttông, một số được tập trung dưới dạng giấy tờ, văn bản, hồ sơ...
Về cơ bản giấy có tính chất nguy hiểm như gỗ, do chúng được sản xuất từ xenlulo qua nhiều công đoạn chế biến của quá trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên nó vẫn còn có một số tính chất khác như sau:
Nhiệt độ tự bốc cháy của giấy là 184°C, vận tốc cháy khối lượng là 27,8kg/m2.phút, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4m/phút. Khi cháy 1 kg giấy có thể tạo ra 0,833 m3 CO2, 0,73 m3 SO2, 0,69 m3 H2O và 3,12 m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy là 13.048kj/kg. Khả năng bốc cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động. Qua thực tế cho thấy với nhiệt lượng 53.400w/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 7 giây. Có thể thấy rằng nguồn nhiệt tác động càng lớn thì giấy càng cháy nhanh và ngược lại.
Giấy cháy có một tính chất rất nguy hiểm là các sản phẩm tro của chúng không có tính bám dính, dưới quá trình đối lưu không khí chúng dễ dàng bị cuốn đi mang theo nguồn nhiệt dẫn tới cháy lan sang khu vực cháy. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các đám cháy nhảy cóc.
Ngoài ra, đối với một số loại giấy do các yêu cầu sử dụng của nó, mà người ta dùng nhiều các loại hợp chất hoá học khác nhau trong quá trình sản xuất. Do đó khi cháy nó sẽ tạo ra nhiều sản phẩm rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, làm tăng thêm sự nguy hiểm đối với người tham gia vào quá trình cứu chữa, người bị nạn cũng như quá trình dập tắt đám cháy.
Chất cháy là cao su:
Cao su sử dụng trong nhà đã được lưu hoá, có nhiệt lượng cháy thấp là 45.252 KJ/kg. Cao su tồn tại ở các dạng vật dụng như: đệm ghế, đệm giường, vỏ cách điện, ghế xoay, lốp ô tô, xe máy
Cao su bị phân huỷ ở nhiệt độ 2500C tạo thành những sản phẩm khí và lỏng, có khả năng tạo thành những nồng độ nguy hiểm cháy. Khi bị phân huỷ trong điều kiện cháy cao su sẽ tạo ra một lượng khói, khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nạn và công tác cứu chữa đám cháy.
4. Nguồn nhiệt gây cháy:
Nguồn nhiệt là những vật mang nhiệt tạo ra giá trị năng lượng và nhiệt độ cần thiết cho sự cháy. Nguồn nhiệt thường xuất hiện dưới các dạng sau: Nhiệt năng, hoá năng, cơ năng, điện năng và quang năng. Chúng có thể gây cháy trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi chất cháy tiếp xúc với nguồn nhiệt, chất cháy sẽ được nung tới nhiệt độ bắt cháy và gây ra đám cháy.
Trong cơ sở, nguồn nhiệt chủ yếu gây cháy là do các thiết bị điện tiêu thụ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động tại cơ sở (hoặc quá trình sử dụng năng lượng điện) gây ra quá tải, chập mạch... Ngoài ra, nguồn nhiệt còn phát sinh do sự bất cẩn, thiếu ý thức của một số cán bộ, công nhân viên không chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.
Sau đây là một số nguyên nhân phát sinh ra nguồn nhiệt.
* Nguyên nhân do hiện tượng ngắn mạch
Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau hoặc là hiện tượng các pha chập nhau và chạm đất. Nói cách khác là hiện tượng mạch điện bị nối tắt qua một tổng trở nhỏ có thể coi như bằng không.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngắn mạch là do lớp cách điện của các phần dẫn điện bị phá huỷ do hậu quả của việc kéo căng quá mức, uốn cong quá mức ở các chỗ nối của chúng với động cơ hay thiết bị điều khiển hay dưới tác động cơ học, nhiệt độ, độ ẩm trong một thời gian dài hoặc do nhiều dạng thiết bị điện không phải loại chống bụi, chống ẩm, bụi công nghiệp (đặc biệt là bụi dẫn điện), các hoá chất sẽ lọt vào trong vỏ của chúng, bám trên bề mặt vật liệu và phần cách điện. Nhưng phần phát nóng của thiết bị điện khi ngừng hoạt động sẽ bị làm lạnh cho nên chúng thường lắng đọng nước. Những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến hỏng và làm ẩm mạch, phóng điện ngắn mạch trong các cuộn dây cách điện bị hỏng và các phần dẫn điện khác.
Khi xảy ra ngắn mạch, điện trở chung của mạch điện giảm xuống dần làm cho cường độ dòng điện trong mạch tăng lên. Nhiệt độ của dây dẫn, thiết bị điện tăng cao do tác dụng nhiệt của dòng điện theo định luật Jun – Lenxơ.
Khi mạch điện hạ thế điện áp 380/220V xảy ra ngắn mạch, cường độ dòng điện có thể đạt từ 25 đến 50 KA. Trên thanh dẫn của tủ phân phối chính điện lực của nhà máy có thể đạt được từ 10 - 20 KA, trên thanh dẫn của tủ điện lực thứ cấp có thể đạt được từ 3,5 đến 10 KA, trên các cực động cơ điện nhỏ có thể đạt tới 2 KA.
Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện, làm nóng cháy dây dẫn. Trong vùng ngắn mạch do mật độ dòng điện rất lớn tới 107A/cm2 nên xảy ra hiện tượng nổ điện của điểm nối kim loại hoá lỏng giữa hai dây chạm nhau. Do nổ điện tạo ra khối lượng hạt kim loại có kích thước từ 50 đến 2.500µm. Các giọt kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy. Đặc biệt là trong cơ sở nếu có nhiều chất cháy dễ cháy như: bông, vải, sợi.... Nên sự cháy càng xảy ra nhanh.
* Nguyên nhân do hiện tượng quá tải
Quá tải là trạng thái sự cố, khi đó trong dây dẫn của mạng điện, máy móc và thiết bị xuất hiện dòng điện lớn hơn dòng diện cho phép lâu dài theo tiêu chuẩn.
Nguyên nhân xuất hiện quá tải có thể khi thiết kế tính toán không đúng. Nếu tiết diện dây dẫn chọn nhỏ hơn quy định, khi dòng mạch điện của thiết bị tiêu thụ điện sẽ gây quá tải. Hoặc quá tải có thể xuất hiện do mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện, các thiết bị này không được tính toán trên các dây dẫn của mạng khi thiết kế.
Khi quá tải, dòng điện trong các dây dẫn của mạng điện, máy móc, thiết bị điện của cơ sở toả nhiệt và nhiệt này phân tán vào môi trường xung quanh. Khi đó dây dẫn có thể đốt nóng tới nhiệt độ nguy hiểm. Đối với các dây dẫn tải điện bằng đồng, nhôm, thép, nhiệt độ tối đa cho phép không quá 70°C. Vì tăng nhiệt độ, quá trình ôxy hoá cũng tăng và trên dây dẫn (đặc biệt ở chỗ tiếp xúc của mối nối) lớp ôxit tạo thành và có điện trở lớn, điện trở tiếp xúc tăng, lượng nhiệt toả ra ở đây cũng tăng theo. Tăng nhiệt độ dẫn đến tăng sự ôxy hoá ở mối nối và có thể gây ra sự phá huỷ toàn bộ tiếp xúc của dây dẫn. Chất cách điện của dây dẫn bị nóng quá mức quy định sẽ rất nguy hiểm đặc biệt là chất cách điện bằng vật liệu cháy, khi bị đốt nóng quá mức chất cách điện chóng bị lão hoá.
Nguyên nhân do điện trở tiếp xúc quá lớn
Điện trở tiếp xúc quá lớn là hiện tượng điện trở sinh ra ở những nơi tiếp xúc không tốt, khi có dòng điện chạy qua, những nơi đó sẽ nóng lên cục bộ làm hỏng lớp vỏ cách điện và bị cháy. Điện trở tiếp xúc thường xảy ra những chỗ nối, chỗ rẽ mạch và lỗ nhỏ của dây dẫn, trong các tiếp xúc của máy móc và thiết bị điện.
Nguyên nhân có thể do ở những chỗ nối tiếp xúc không bị ôxy hoá điện trở chuyển tiếp xuất hiện trước tiên là do sự co thắt mạch của đường dây điện khi dòng điện từ một tiếp xúc này sang tiếp xúc khác qua các điện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Mật độ dòng điện ở những chỗ đó có thể đạt tới 107A/cm2.
Nguồn nhiệt do ma sát
Trong cơ sở, một số thiết bị sử dụng và hoạt động bằng mô tơ điện và cáp, máy móc tự động khác. Vì vậy nếu không thường xuyên được bôi trơn và vệ sinh công nghiệp sẽ gây ma sát ở các ở trục và làm phát sinh tia lửa điện. Đặc biệt ở những nơi có nhiều bụi lắng đọng sẽ gây ra cháy.
Nguồn nhiệt có thể do sơ xuất khi hàn điện
Trong quá trình hoạt động của cơ sở, do yêu cầu lắp đặt, cải tạo sửa chữa các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu kim loại, phải sử dụng đến máy hàn điện. Khi đó tia lửa hồ quang và các kim loại nóng chảy bắn ra mang nhiệt độ cao có thể đạt tới 6.000°C. Với nguồn nhiệt này khi gặp giấy, bông, vải sợi, chất dễ cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp thì sẽ dễ dàng bắt cháy và gây ra cháy.
Nguồn nhiệt sinh ra không chấp hành nội quy an toàn phòng cháy chữa
cháy
Trong quá trình hoạt động, có thể do sơ suất của mình mà một số nhân viên vô
tình mang nguồn nhiệt gây ra cháy vào khu vực cấm lửa như: bật lửa, hút thuốc
Nguồn nhiệt có thể phát sinh do hiện tượng sét đánh
Nếu thiết bị chống sét không đảm bảo sẽ rất dễ bị sét đánh xuống và gây cháy.
Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(7)
Tổ chức lực lượng:
Đội PCCC cơ sở có 05 người. Trong giờ làm việc có ít nhất là 05 người, ngoài giờ làm việc có ít nhất là là 05 người. Ngoài ra còn có một số người ở xung quanh, có thể cùng tham gia chữa cháy. Người dân xung quanh và đội chữa cháy dân phòng đều có thể tham gia chữa cháy nếu được huy động.
Lực lượng thường trực chữa cháy:
Có ít nhất 05 thành viên trong đội chữa cháy cơ sở thường trực chữa cháy ngoài giờ làm việc.
Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(8)
Có 03 bình chữa cháy xách tay cơ bản đảm bảo chất lượng. Ngoài ra còn có các dụng cụ chữa cháy thô sơ như chăn chiên, bao tải, câu liêm, dụng cụ phá dỡ
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(9)
Dự kiến chọn khu vực xảy ra cháy:
Cháy tại khu vực bếp do rò rỉ khí Gas.
Thời gian xảy ra cháy: khoảng 22 giờ
Nguyên nhân gây ra cháy:
Do quá trình sử dụng lâu ngày, dây dẫn (hoặc ống dẫn) Gas bị nứt nẻ làm khí Gas rò rỉ ra ngoài với số lượng lớn.
Nơi cháy có diện tích lớn với số lượng chất cháy được phân bố đều trên bề mặt diện tích. Khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ phát triển rất nhanh và khó khăn cho công tác cứu chữa do vừa cháy các chất dễ cháy và cháy khí Gas, trong đó nguy cơ nổ khí Gas là nguy hiểm nhất. Đây là thời gian có đông người, nên công tác thoát nạn, đảm bảo an toàn cho con người được đặt lên hàng đầu.
Đặc điểm cháy và sự nguy hiểm khi xảy ra cháy
Đặc điểm cháy
Trong cơ sở có tồn tại một lượng khá lớn chất cháy (Gas bị rò rỉ) chất dễ bắt cháy nên vận tốc cháy lớn. Khi cháy tạo ra rất nhiều khí độc và nhiều sản phẩm độc hại khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ đến người tham gia chữa cháy. Đồng thời gây cản trở, khó khăn cho công tác cứu nạn, triển khai chữa cháy dập tắt đám cháy. Mặt khác khi xảy ra cháy, nhiệt độ của đám cháy sẽ tăng rất nhanh, nhiệt độ này sẽ tác động đến các cấu kiện xây dựng của công trình, làm một số cấu kiện bị biến dạng và gây sụp đổ, cửa kính bị vỡ, tạo điều kiện cho sự đối lưu không khí diễn ra thuận lợi, đám ch
File đính kèm:
- ho_so_theo_doi_quan_ly_hoat_dong_phong_chay_va_chua_chay.docx