Báo cáo Kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở để nghiệm thu
Trang bìa 1
UBND TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:
Chủ nhiệm đề tài:
Mã số đề tài (nếu có):
Năm 201...
Trang bìa 2
UBND TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:
Chủ nhiệm đề tài
Cấp quản lý: Trường Đại học Y Khoa VinhMã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng … năm … đến tháng … năm …
Tổng kinh phí thực hiện đề tài ………. triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH ………. triệu đồng
Nguồn khác (nếu có) ………. triệu đồng
Năm 201....
Trang bìa 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:
Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài:
Cơ quan quản lý đề tài:
Danh sách nghiên cứu viên:
-
-
-
Thư ký đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng … năm … đến tháng … năm …
Trang bìa 4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
Đặt vấn đề:
Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.
Giả thiết nghiên cứu của đề tài (nếu có).
Mục tiêu nghiên cứu.
Tổng quan đề tài:
Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu.
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp xử lý số liệu.
Kiểm soát sai số.
Y đức
Kết quả nghiên cứu:
Bàn luận:
Kết luận và kiến nghị:
Tài liệu tham khảo:
Phụ lục (nếu có):
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
…..
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Hình thức của báo cáo
Báo cáo phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng – biểu – hình vẽ – đồ thị.
Một báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài không nên dày quá 100 trang khổ A4 (210x297 mm) với phông chữ 14 của soạn thảo Window Word (không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục).
Báo cáo hoàn chỉnh được trình bày theo trình tự sau:
Trang bìa 1: theo mẫu
Trang bìa 2: theo mẫu
Trang bìa 3: theo mẫu
Trang bìa 4: Những chữ và ký hiệu viết tắt
Mục lục (không nên quá tỉ mỉ)
Những phần trên đây không đánh số trang.
Tiếp theo là các phần chi tiết của bản báo cáo gồm 2 phần lớn
Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài.
Phần này do chủ nhiệm đề tài dựa trên kết quả đạt được của đề tài viết tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài theo mẫu hướng dẫn. Phần này không viết quá dài 5 trang.
Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
Phần này bao gồm các mục chính sau đây:
Đặt vấn đề.
Tổng quan tài liệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu.
Bàn luận.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Các phần A và phần B được đánh số trang từ 1 đến hết phần B.
Phần phụ lục:
Trình bày các phụ lục kèm theo báo cáo như: Bảng biểu chi tiết; Bộ câu hỏi (công cụ nghiên cứu); ảnh minh hoạ v.v.. Phần phụ lục không đánh số trang chỉ đánh số thứ tự của phụ lục như:
Phụ lục 1: Danh sách đối tượng lấy mẫu.
Phụ lục 2: Phiếu điều tra phỏng vấn.
Phụ lục 3: ảnh minh họa.
Các số thứ tự của các chương mục được đánh số bằng hệ thống số Ả rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số luỹ tiến cách nhau một dấu chấm. Số đầu chỉ mục lớn, số thứ hai chỉ tiểu mục, số tiếp chỉ tiểu mục thứ cấp. Chỉ nên tối đa sử dụng 4 chữ số
Ví du:
2. Kết quả nghiên cứu:
2.1. Tình hình bảo quản, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ở tỉnh Thái Bình.
2.1.1. Tình hình bảo quản HCBVTV
2.1.1.1. Nơi bảo quản HCBVTV
2.1.1.2. Phương tiện bảo quản HCBVTV
Khi trình bày các đề mục và các dưới đề mục (tiểu mục) cần phải có sự thống nhất trong sử dụng kiểu và khổ chữ, không cần gạch chân dưới đề mục hoặc các dưới đề mục.
Hướng dẫn các yêu cầu chủ yếu đối với các phần trình bầy nội dung của báo cáo.
Yêu cầu đối với Phần A.
Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài.
Chủ nhiệm đề tài viết tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài trong khoảng không quá 5 trang và phải nêu được những điểm chủ yếu sau đây:
Chủ nhiệm đề tài cần ghi rõ vào phần này kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng chưa? Nếu đã được ứng dụng cần trả lời câu hỏi ứng dụng để làm gì, nơi nào áp dụng và kết quả áp dụng đó ra sao? Sản phẩm của việc ứng dụng đó là gì?
Nếu chưa được áp dụng thì triển vọng áp dụng ra sao, nơi nào sẽ ứng dụng kết quả của sản phẩm nghiên cứu. Nhu cầu thực tế đối với vấn đề này như thế nào?
Đánh giá việc thực hiện đề tài đối chiéu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
Tiến độ:
Đúng tiến độ
Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn … tháng
Kéo dài thời gian nghiên cứu
Tổng số tháng kéo dài … tháng
Lý do phải kéo dài …
Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra:
Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh
Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra
Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)
Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương:
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương
Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả các sản phẩm đều chưa đạt chất lượng.
Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng
Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ)
Đánh giá việc sử dụng kinh phí:
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: … triệu đồng.
Trong đó Kinh phí sự nghiệp khoa học: … triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: … triệu đồng.
Trang thiết bị đã được đầu tư từ nguồn kinh phí của đề tài (chỉ ghi những trang thiết bị có giá trị trên 1000 USD).
Stt
Tên trang thiết bị
Kỹ thuật sử dụng
Sản phẩm tạo ra
Kinh phí
Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán …
Chưa thanh quyết toán xong …
Kinh phí tồn đọng triệu đồng.
Lý do (ghi rõ) ….
Các ý kiến đề xuất: Chủ yếu tập trung vào đề xuất về quản lý
Đề xuất về tài chính (nếu có).
Cần ghi rõ những ý kiến đề xuất cụ thể như kinh phí cấp phát chậm hoặc yêu cầu về thanh quyết toán chứng từ…
Đề xuất về quản lý khoa học công nghệ (nếu có).
Cần ghi rõ những ý kiến đề xuất cụ thể như: quyết định phê duyệt chậm, cơ chế quản lý cồng kềnh, nhiều văn bản giấy tờ v.v…
Đề xuất liên quan đến đề tài (nếu có).
Cần ghi rõ ý kiến đề xuất liên quan đến việc triển khai ứng dụng hoặc phát triển tiếp các nghiên cứu và cần giải thích rõ lý do vì sao lại đề xuất như vậy.
Yêu cầu đối với Phần B:
Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
Đặt vấn đề:
Trong phần đặt vấn đề cần phải nêu được 3 ý chính sau đây:
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: cần trình bày rõ và rất tóm lược nhưng nghiên cứu trong và ngoài nước liên qua tới đề tài, nêu được những tồn tại còn chưa được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn, tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài, nếu giải quyết được vấn đề tồn tại nào đó về lý luận hoặc thực tiến sẽ đóng góp gì cho khoa học hoặc thực tiễn hoặc cả hai.
Giả thuyết nghiên cứu của đề tài: từ phần trên cần rút ra giải thuyết nghiên cứu của đề tài. Giả thiết nghiên cứu là một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn được giả định để chúng ta phải chứng minh giả thuyết này bằng các mục tiêu nghiên cứu sẽ được nêu ở phần tiếp theo.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Các mục tiêu phải có quan hệ chặt chẽ với nhau và phải mang tính logic, phải nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu cũng chính là giải quyết được vấn đề cơ bản đặt ra ở chính tên đề tài nghiên cứu.
Một đề tài cấp cơ sở có thể có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhưng cũng có thể chỉ cần mục tiêu cụ thể. Một đề tài không nên có quá nhiều mục tiêu cụ thể, chỉ nên tối đa có 05 mục tiêu cụ thể.
Khi viết các mục tiêu cần theo đúng cách viết mục tiêu đã được hướng dẫn trong các tài liệu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Thông thường khi viết các mục tiêu phải bắt đầu bằng một động từ và không diễn giải quá cụ thể thay cho phần nội dung nghiên cứu cần thực hiện để giải quyết các mục tiêu đề ra.
Tổng quan tài liệu.
Phần tổng quan tài liệu cần chú ý những điểm sau:
Các mốc lịch sử liên quan đến chủ đề nghiên cứu (theo trình tự thời gian). Trình bày các sự kiện nổi bật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sự khám phá mới, phát hiện mới, tác giả đầu tiên nghiên cứu vấn đề đó, bước ngoặt về công nghệ liên quan đến, chủ đề nghiên cứu v.v..
Trình bày các kết quả nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó nêu bật những vấn đề cần giải quyết, những điểm chưa được xác nhận về lý luận hoặc về thực tiễn.
Phần tổng quan phải trình bày sáng sủa, mạch lạc có hệ thống, mang tính tổng hợp và khái quát cao đồng thời phải có trích dẫn những tài liệu tham khảo phù hợp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu cần trình bày rõ các phần sau đây:
Thiết kế nghiên cứu của đề tài: cần nêu được đề tài được thiết kế nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang hay nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu dịch tễ hay can thiệp, nghiên cứu thực nghiệm, hay nghiên cứu triển khai ở mức pilot v.v..
Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
Cần trình bày rõ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ra khỏi nghiên cứu.
Nếu có nhóm chứng cần nói rã cách chọn nhóm chứng và số lượng đối tượng ở nhóm chứng.
Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu
Cần trình bày rõ các chỉ số, biến số trong nghiên cứu, qui trình nghiên cứu.
Cần mô tả cây vấn đề, khung logic, khung lý thuyết (nếu cần và có thể).
Các thuật toán thống kê được sử dụng trong báo cáo. Cần ghi cụ thể từng thuật toán tránh viết chung chung như:
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Epi 6.0.
Cần ghi rõ. Ví dụ như:
- So sánh hai số trung bình bằng Test T Student, so sánh hai tỷ lệ bằng Test x2 v.v..
Kết quả nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu cần trình bày thành các mục theo thứ tự của các nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu đề ra.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện có thể bằng những hình thức khác nhau như bảng, biểu đồ, đồ thị hoặc ảnh v.v..
Trước và sau mỗi bảng minh hoạ cần dùng lời để chỉ ra ý chính về kết quả cần nêu trong bảng, đồ thị hay hình ảnh và phải đi liền nhau. Tránh tình trạng lời chỉ dẫn viết một trang nhưng bảng, biểu hoặc ảnh lại ở một trang cách xa làm cho người đọc khó theo dõi. Không nên thiết kế các bảng có quá nhiều số liệu rườm rà. Tên bảng, đồ thị cần gọn, khúc chiết, rõ ràng. Tên bảng phải viết ở phía trên của bảng, còn tên của đò thị, biểu đồ, ảnh viết ở phía dưới. Nếu ảnh chụp đối tượng cần phải che mắt bệnh nhân hoặc đối tượng nghiên cứu, để tránh có thể nhận dạng được.
Không đưa kết quả của người khác hoặc của bản thân nhưng không liên quan đến vấn đề nghiên cứu vào phần kết quả để so sánh.
Bàn luận:
Trong phần bàn luận những nội dung cần phải trình bày rõ là:
So sánh các kết quả của bản thân tác giả với các tác giả khác.
Đưa ra các giả thuyết để giải thích các kết quả thu được tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo hoặc các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc triển khai ứng dụng.
Dùng những kết quả để minh hoạ giả thuyết đã đưa ra và chứng minh những vấn đề mới trong nghiên cứu của bản thân.
Khi đọc phần bàn luận chúng ta có thể đánh giá được khả năng tư duy và trình độ phân tích biện luận của người thực hiện đề tài.
Kết luận:
Trong phần kết luận cần phải đối chiếu với mục tiêu để kết luận những kết quả cụ thể nổi bật nhất giải quyết từng mục tiêu. Những kết quả là đóng góp mới của nghiên cứu.
Phần kết luận cần ngắn gọn cụ thể, chú ý không viết lời bàn luận suy luận, hoặc giải thích trong phần kết luận.
Nếu có những kiến nghị hoặc đề xuất thì cũng cần lưu ý chỉ đề xuất những vấn đề có tính khả thi và không nên trùng lặp những vấn đề đã có các chủ trương, chính sách hoặc chiến lược đang giải quyết. Không nên có quá nhiều đề xuất hoặc kiến nghị và cần phải giải biết đề xuất với ai với cấp nào giải quyết, có khả năng giải quyết được không. Nếu giải quyết thì ai là người thực hiện và những đề xuất kiến nghị này phục vụ cho mục tiêu gì tiếp theo.
Những qui định về tài liệu tham khảo.
Trước hết cần phải hiểu thế nào là tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo gồm những sách, ấn phẩm,tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào báo cáo và cần phải được trích dẫn ở những phần phù hợp trong báo cáo. Tác giả phải có toàn văn bài báo khoa học đó bằng bản gốc hoặc bản phôtô. Tác giả cần có sẵn sàng các bản toàn văn tài liệu tham khảo để khi nghiệm thu nếu Hội đồng cần có tài liệu nào, tác giả cần trình trước hội đồng tài liệu đó.
Cách trình bày các tài liệu tham khảo trong phần tài liệu tham khảo. Tất cả các tài liệu tham khảo được sắp xếp thành các nhóm sau đây: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc ... Trong mỗi nhóm tiếng các tài liệu được xếp theo thứ tự vần alpha, bêta của tên tác giả và được đánh số liên tục từ tài liệu đầu đến tài liệu cuối (không ngắt quãng theo nhóm tiếng). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kể cả tài liệu tiếng Trung Quốc, Nhật, Lào v.v..
Thứ tự theo nhóm tiếng được trình bày Tiếng Việt trước sau đó đến tiếng Anh, tiếng Pháp và các nhóm tiếng khác.
Vần alpha beta của tên tác giả được xác định bằng cách:
Đối với tác giả người Việt thuộc nhóm tiếng Việt cần lấy tên tác giả để xác định vần Alpha beta. Ví dụ: Vũ Triệu An lấy vần A để xếp thứ tự; Nguyễn Thế Khánh lấy vần K để xếp thứ tự …
Đối với tác giả người Âu – Mỹ lấy học để xác định vần Alpha beta. Ví dụ: Pamela E. Wright: Wright P.E lấy vần W; Geogre M. Cherry: Cherry G.M lấy vần C.
Trình bày tài liệu tham khảo cụ thể phải theo một trình tự thống nhất theo hệ thống trình bày tài liệu tham khảo Vancouver.
File đính kèm:
- mau7_vietbckqnccso_1217.doc