Báo cáo Công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường

doc14 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 13310 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VĂN YÊN TRƯỜNG THCS LÂM GIANG Số: 10 /BC-TrTHCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Lâm Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG NHÀ TRƯỜNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 I. Khái quát tình hình ma túy tại địa phương năm 2013: Tình hình ma tuý tại địa phương năm 2013 trên địa bàn dân cư nơi trường đóng hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều người nghiện ma tuý và người nhiễm HIV/AIDS.Tuy nhiên trong vài năm gần đây công tác phòng, chống ma tuý của chính quyền địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với công tác tuyên truyền giáo dục của Nhà trường, tình hình nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn đang có xu hướng giảm. II. Tình hình triển khai thực hiện chương trình hành động phòng, chống ma túy trong học kì i năm học 2013-2014: Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tác PCMT, Ban chỉ đạo PCMT của nhà trường đã triển khai đầy đủ các nội dung Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý và các công văn khác của ngành chỉ đạo. Ban chỉ đạo phòng chống ma túy nhà trường đã triển khai đến từng đồng chí cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường và đưa vào nghị quyết của chi bộ, của đơn vị, nhà trường và được tổ chức triển khai, thực hiện đến từng bộ phận, từng lớp học trong nhà trường. * Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật phòng, chống ma tuý (Luật số: 16/2008/QH12): Tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật PCMT đến toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên và các em học sinh trong nhà trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống ma tuý. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các buổi chào cờ đầu tuần và trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Công tác tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức, như: tuyên truyền qua phát thanh, phát tờ rơi … mời công an xã nói chuyện chuyên đề về phòng, chống ma tuý; tổ chức viết báo tường, thi vẽ tranh cổ động, thi tìm hiểu về Luật PCMT, lồng ghép phòng, chống ma tuý trong các tiết dạy ngoài giờ hoặc tiết dạy chính khóa. Ban chỉ đạo đã chỉ đạo Đoàn -Đội thông qua các buổi sinh hoạt, hoạt động đoàn để tổ chức định kỳ 3 tháng một lần tuyên truyền PCMT trong học đường kết hợp với các hoạt động Đoàn- Đội. Tổ chức phát tờ rơi, treo băng zôn tuyên truyền về công tác phòng chống ma tuý học đường. - Đã tổ chức được đợt tuyên truyền rộng rãi trong toàn trường về nguy hiểm của ma tuý học đường và biện pháp phòng, tránh tới toàn bộ CBGV – HS trong trà trường. - Nhà trường thành lập một ban chỉ đạo về công tác PCMT, có phân công phân nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách, dưới sự đôn đốc, giám sát của Hiệu trưởng *Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội, Nhà trường và chính quyền địa phương về giám sát các vấn đề tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý: Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quản lý số cán bộ giáo viên, học sinh cư trú tại địa phương từ ngay từ đầu năm học. Nhằm kịp thời thông báo cho chính quyền và gia đình biết các trường hợp nghi vấn có liên quan tới ma tuý để cùng giám sát, kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. III. Đánh giá những mặt đã làm được, bài học kinh nghiệm: 1. Đánh giá những mặt đã làm được: - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống HIV/ AIDS theo quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời nhà trường cho HS thực hiện ký kết, cam kết không thử, không sử dụng, không tàng trữ và buôn bán chất ma túy. - Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền PCMT trong các tiết chào cờ đầu tuần và sinh họat lớp cuối tuần cho HS; - Đảm bảo có hiệu quả chương trình giáo dục tích hợp nội dung phòng, chống ma túy trong học đường: thực hiện đủ và đúng những nội dung giáo dục PCMT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với một số bộ môn. - Ngòai ra, nhà trường còn thành lập đội cờ đỏ, hộp thư “Vì tình thương và trách nhiệm” để kịp thời tố giác, phát hiện những học sinh có nghi vấn liên quan tới ma túy; vẽ tranh, pano, áp phích tuyên truyền PCMT trong trường học. - Tính đến thời điểm này 100% CBGVCNV – HS không mắc các tệ nạn có liên quan đến ma túy. - Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện phòng, chống ma tuý – HIV/AIDS. * Số lần kiểm tra: Mỗi quý 1 lần. - Công tác sơ kết, thi đua khen thưởng được Ban chỉ đạo tiến hành đều đặn theo từng quý. 2. Thống kê một số kết quả đã đạt được: Bảng 1: Truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi về ma tuý và nguy cơ lây nhiễm HIV STT Nhóm đối tượng được truyền thông Số người được truyền thông 1 Học sinh 400 2 Giáo viên, nhân viên 26 3 Cán bộ quản lý giáo dục 2 Bảng 2: Tài liệu truyền thông được sử dụng STT Tài liệu truyền thông Số lượt đã sử dụng 1 Tờ rơi, tranh vẽ 02 2 Panô 07 3 Tài liệu khác 05 Tổng 14 Bảng 3: Loại hình truyền thông STT HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ Số buổi 1 Tuyên truyền trong giờ chào cờ Tuyên truyền về cách phòng chống ma túy và AIDS. Ma túy hiểm họa của cộng đồng 04 2 Truyền thông trên hệ thống phát thanh của trường Tham gia phòng chống ma túy là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội 08 3 Xem phim tài liệu 2 Tổng 14 3. Đánh giá chung: Nhìn chung nhà trường nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT và của các cơ quan chức năng. Công tác tuyên truyền giáo dục PCMT được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các buổi chào cờ đầu tuần và sinh họat lớp cuối tuần. - Nhà trường đã thành lập BCĐ phòng, chống ma túy; lên kế hoạch PCMT và tổ chức thực hiện phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân phụ trách, chịu sự theo dõi, giám sát của thủ trưởng cơ quan, hiệu trưởng nhà trường. - Trong năm nay, chưa phát hiện được một HSSV nào nghiện ma túy hoặc có liên quan tới ma túy (chưa có trường nào báo cáo, ghi nhận trong trường mình có người nghiện ma túy). - Nhà trường đã phối hợp với Công an xã Tân sơn thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục PCMT cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và HS. - Công tác PCMT được phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình phụ huynh học sinh thông qua buổi họp đầu năm, có sự cam kết, lấy chữ ký phụ huynh trong bản cam kết không thử, không tàng trữ, không sử dụng và buôn bán ma túy. 4. Bài học kinh nghiệm - Thường xuyên cập nhật và triển khai các văn bản, Chỉ thị của cấp trên. - Chỉ đạo sát sao, đôn đốc kịp thời đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo cũng như các cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. - Thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ giáo viên và học sinh. - Đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, các loại panô, áp phích, khẩu hiệu. - Phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong trường để tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. - Tăng cường phối hợp với địa phương để làm tốt công tác phòng chống ma tuý – HIV/AIDS. - Giao ban, sơ kết, tổng kết thường xuyên, định kỳ. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, có kiểm tra, đôn đốc. - Khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân và tập thể đạt được thành tích tốt trong công tác phòng chống ma tuý – HIV/AIDS. e. Những khó khăn, tồn tại: * Khó khăn: Trong quá trình thực hiện, trường THCS Lâm Giang còn gặp phải một số khó khăn sau: - Trường nằm trên địa bàn có tình hình nghiện ma tuý - nhiễm HIV/ AIDS rất phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn chính vì vậy công tác phòng, chống ma tuý vô cùng khó khăn. - Kinh phí dành cho hoạt động phòng, chống ma tuý – HIV/AIDS còn hạn hẹp, cơ sở vật chất còn khó khăn, điều kiện giao thông, đi lại còn nhiều hạn chế. - Trường học hai ca, giáo viên dạy nhiều giờ cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phòng, chống ma tuý – HIV/ AIDS. - Do địa bàn dân cư rộng, kinh tế địa phương còn khó khăn, trên 30% HS là người dân tộc nên nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, nên thông tin về tình hình học tập của con em mình còn hạn chế, sự gắn kết giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh còn chưa chặt chẽ, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khu dân cư còn nhiều phức tạp...chính vì vậy công tác phòng, chống ma tuý – HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn IV. Phương hướng nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong học kì ii năm học 2013-2014: - Quán triệt và thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCMT trong các trường học. - Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi luật PCMT trong học sinh. Coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ cơ bản, công tác này được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong trường học, đặc biệt chú ý tới công tác tuyên truyền PCMT dưới cờ hàng tuần và tổ chức cho HS trao đổi, tìm hiểu về PCMT trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. - Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra phát hiện người nghiện và công tác PCMT tại trường học, để kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác chỉ đạo và thực hiện, đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những thiếu sót để nhà trường thực hiện tốt hơn công tác này. - Thực hiện tốt công tác phối, kết hợp giữa nhà trường với các ban, ngành, với các cơ quan chức năng, với chính quyền địa phương, với gia đình và các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật PCMT trong trường học. - Nhà trường phải tổ chức cho HS thực hiện bản cam kết không sử dụng ma túy hoặc chứa chấp, buôn bán ma túy. Xây dựng trường học thực sự là một môi trường lành mạnh không có các tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác. . - Lập hòm thư, phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong CBGV và HS; xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của cán bộ, giáo viên, học sinh, và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của Nhà trường. - Tổ chức khám sức khỏe đầu vào học sinh, kiểm tra ngẫu nhiên việc sử dụng ma túy và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh, nhằm rà soát, phát hiện học sinh, sử dụng, tàng trữ các chất ma túy hoặc gây nghiện khác. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về văn hóa - nghệ thuật, các hoạt động thể dục, thể thao, các cuộc thi với nhiều hình thúc phong phú, sáng tạo, vui tươi, sinh động thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, nhằm tuyên truyền về tác hại của ma túy và trang bị kỹ năng phòng, chống ma túy. Tiếp tục xây dựng, bổ sung tài liệu tuyên truyền về phòng chống ma túy với nội dung thiết thực hơn, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn. - Nhà trường phối hợp với gia đình quản lý tốt việc học hành và giờ giấc sinh hoạt của học sinh, cũng như quản lý các mối quan hệ bạn bè, việc tiêu xài tiền bạc, giúp phát hiện sớm những trường hợp có liên quan đến các tệ nạn xã hội để kịp thời giáo dục, uốn nắn, giải quyết, xử lý đúng V. Đề xuất và kiến nghị- giải pháp thực hiện: 1. Đề xuất và kiến nghị: Hiện nay, kinh phí về PCMT cấp cho nhà trường không có. Việc in ấn, photo tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị BCĐ PCMT các cấp cung cấp kinh phí hoặc cung cấp tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhà trường. 2. Giải pháp thực hiện: Huy động toàn thể các đoàn thể chính trị trong Nhà trường phối hợp tuyên truyền về công tác PCMT học đường, nòng cốt là đoàn thanh niên. Định kỳ hàng quý, bộ phận quản lý CBGV - HS thường xuyên giao ban báo cáo báo cáo với Ban chỉ đạo về công tác triển khai trong quý và lập phương hướng kế hoạch triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của quý tiếp theo. Hàng năm, tiến hành tổ chức cho phát giác và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.   Nơi nhận: - Phòng GD & ĐT - Đảng Ủy -UBND xã - Lưu VT HIỆU TRƯỞNG Trần Ngọc Quang QUỐC HỘI ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- Luật số: 16/2008/QH12 Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2008   LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy: 1. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 13 1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây: a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; b. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; c. Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; d. Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này; đ. Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; e. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy. 2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy. 3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát. 4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.” 2. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 25 Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm: 1. Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện; 2. Tổ chức cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; 3. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; 4. Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; 5. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật”. 3. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 26 1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm: a. Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy; b. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy. 2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm: a. Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó; b. Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã; c. Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; d. Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký hình thức cai nghiện”. 4. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau: “Điều 26a 1. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm: a. Cai nghiện ma túy tự nguyện; b. Cai nghiện ma túy bắt buộc; 2. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm: a. Cai nghiện ma túy tại gia đình; b. Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; c. Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện”. 5. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 27 1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình. 4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng”. 6. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 31 1. Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện quy định này. 2. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, giám đốc cơ sở giáo dục, hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cai nghiện ma túy của người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này khi họ trở về nơi cư trú”. 7. Bổ sung Điều 32a vào sau Điều 32 như sau: “Điều 32a Người đang cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà phạm tội, nếu thời gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma túy thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù phải tiếp tục cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn phải thực hiện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc”. 8. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 33 1. Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm theo một trong hai hình thức sau đây: a. Quản lý tại nơi cư trú do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; b. Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện cao. 2. Nội dung quản lý sau cai nghiện bao gồm: a. Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại nơi cư trú; b. Quản lý, tư vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện. 3. Người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất được hưởng thành quả lao động của mình theo quy định của Chính phủ. 4. Người đang được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện mà bỏ trốn thì người đứng đầu cơ cở ra quyết định truy tìm; cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở quản lý sau cai nghiện trong việc truy tìm để đưa người đó trở lại cơ sở thực hiện tiếp thời gian còn lại. 5. Cơ sở quản lý sau cai nghiện phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được quản lý sau cai nghiện. 6. Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện. 7. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục đưa vào cơ sở quản lý sau cai nghiện; chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện; tổ chức và hoạt động của cơ sở quản lý sau cai nghiện”. 9. Bổ sung Điều 34a vào sau Điều 34 như sau: “Điều 34a 1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. 3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này”. 10. Khoản 1 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, phòng, chống tái nghiện ma túy được quy định tại các điều 27, 28, 29, 31, 33 và 34 của Luật này, bao gồm: a. Ngân sách nhà nước; b. Đóng góp của người cai nghiện ma túy và gia đình họ; c. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài”. 11. Bổ sung Điều 38a, Điều 38b vào sau Điều 38 như sau: “Điều 38a Bộ Quốc phòng có trách nhiệm: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; 2. Phối hợp với cơ quan hữu quan của nước khác để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và lực lượng Cảnh sát biển”. “Điều 38b Bộ Tài chính có trách nhiệm: 1. Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 2. Chủ trì phối hợp với bộ, ngành, chính quyền địa phương xây dựng dự toán kinh phí phòng, chống ma túy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật”. 12. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 39 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; 2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; 3. Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện; 4. Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; 5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở quản lý sau cai nghiện; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; 6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện”. 13. Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Bộ Y tế có trách nhiệm: a. Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; b. Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hướng dẫn, thủ tục xác định người nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy; c. Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; d. Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp xét nghiệm, xác định và cai nghiện cho người nghiện ma túy ở xã, phường, thị trấn”. 14. Bổ sung Điều 42a vào sau Điều 42 như sau: “Điều 42a Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan

File đính kèm:

  • docbao_cao_tinh_hinh_phong_chong_ma_tuy_hki_2013_2014_autosaved__8608.doc
Mẫu đơn liên quan